VN-Index có thể điều chỉnh lại nếu không vượt 1.350 điểm

VN-Index có thể điều chỉnh lại nếu không vượt 1.350 điểm

Sau nhiều phiên giao dịch trồi sụt bất định, ngưỡng điểm luôn giằng co trong khoảng điểm không mấy khả quan. Nhiều chuyên gia dự đoán điểm VN-Index có thể sẽ được điều chỉnh trở lại trong tuần tới nếu không vượt ngưỡng tâm lý. Trong phiên giao dịch vừa qua, điểm của VN- Index luôn nằm ở mức giằng co và có xu hướng thấp vào cuối phiên. Hy vọng vào tuần tới sẽ có sự điều chỉnh ổn định hơn. Cùng chúng tôi xem thêm về thông tin giao dịch của VN-Index trong bài viết được tổng hợp dưới đây!

Điểm VN-Index đang giằng co và có xu hướng thay đổi

Theo CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX – Mã: SHS), VN-Index đang ở trong vùng giá giằng co 1.330-1.350 điểm và xu hướng chỉ có thể thay đổi nếu như có thể bứt phá khỏi một trong hai bên. Dự báo trong tuần giao dịch từ 13/9-18/9, VN-Index có thể điều chỉnh trở lại nếu như không thể vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý gần nhất quanh 1.350 điểm.

Thị trường có tuần hồi phục thứ hai liên tiếp với thanh khoản tiếp tục trên mức trung bình. Cụ thể, kết thúc tuần giao dịch, VN-Index tăng 10,66 điểm (+0,8%) lên 1.345,31 điểm; HNX-Index tăng 6,627 điểm (+1,9%) lên 350,05 điểm.

Thanh khoản trung bình mỗi phiên trên hai sàn xấp xỉ so với tuần trước đó với khoảng 25.700 tỷ đồng giao dịch mỗi phiên trên hai sàn. Tính trong cả tuần, giá trị giao dịch trên HOSE tăng 63,7% lên 112.559 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 72% lên 3.661 triệu cổ phiếu; giá trị giao dịch trên HNX tăng 77,8% lên 15.960 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 78,2% lên 779 triệu cổ phiếu.

Điểm VN-Index có sự giằng co trong khoảng giá
Điểm VN-Index đang giằng co và có xu hướng thay đổi

Các nhóm cổ phiếu chính phân hóa trong tuần

Các nhóm cổ phiếu chính phân hoá trong tuần qua. Nhóm dịch vụ tiêu dùng tăng mạnh nhất với 8,3% giá trị vốn hóa, nhờ đóng góp của các cổ phiếu thuộc ngành hàng không như HVN (+19,6%), VJC (+3,4%), ACV (+7,7%), SCS (+2%)…; các cổ phiếu thuộc ngành bán lẻ như MWG (+7,9%), DGW (+19,6%)

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu với mức tăng 1,8% giá trị vốn hóa, với các mã tiêu biểu trong ngành thép như HPG (+4,7%), HSG (+12,1%), NKG (+4,9%).. Tiếp theo là nhóm công nghệ thông tin với mức tăng 1,6%, chủ yếu do đà tăng của FPT (+1,2%), CMG (+3,6%)…

Nhóm ngân hàng tăng 1,5% với các mã CTG (+0,8%), BID (+1,7%), MBB (+1,1%), VPB (+5%), TCB (+2,1%), ACB (+0,9%)… Ngành công nghiệp tăng nhẹ 1,6%. Ở chiều ngược lại, cổ phiếu dược phẩm và y tế giảm mạnh nhất với 4,5% giá trị vốn hoá với các mã như DHG (-8,9%), IMP (-2,6%), TRA (-3,5%), DCL (-3,9%)… Cổ phiếu dầu khí giảm 1,2% với các đại diện như BSR (-1,6%), PLX (-0,6%), PVD (-5,2%), PVS (-2,3%)… Ngành tiện ích cộng đồng (-0,3%) và tài chính (-0,2%) giảm nhẹ.

Giao dịch khối ngoại vẫn ở hướng tiêu cực

Trong khi đó, khối tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực khi mua vào 178 triệu cổ phiếu, trị giá 7.629 tỷ đồng. Trong khi bán ra 220 triệu cổ phiếu, trị giá 10.748 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 42 triệu cổ phiếu. Tương ứng giá trị bán ròng là 3.120 tỷ đồng.

Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị gấp 2,4 lần tuần trước đó. Và ở mức 2.863 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 28,4 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 12.919 tỷ đồng.

Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tập trung mã VHM với giá trị lên đến 1.822 tỷ đồng. SSI và VIC đều bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. VNM và MSN cũng bị bán ròng lần lượt 352 tỷ đồng và 196 tỷ đồng. Chiều ngược lại, CTG được mua ròng mạnh nhất với 195 tỷ đồng. MBB và HSG được mua ròng lần lượt 191 tỷ đồng và 170 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại có tuần bán ròng mạnh nhất kể từ tuần 25/2-1/3/2019 với 333 tỷ đồng. Tương ứng khối lượng bán ròng là 14,3 triệu cổ phiếu. Việc khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh như trên là do đột biến từ cổ phiếu API. Cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng 287 tỷ đồng và hầu hết được thực hiện trong phiên 8/9 thông qua phương thức thỏa thuận. PMC và VKC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 43 tỷ đồng và 20 tỷ đồng.

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại có tuần mua ròng thứ 7 liên tiếp với giá trị gấp 2,2 lần tuần trước đó. Và ở mức 77 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 803.344 cổ phiếu. ACV được khối ngoại sàn UPCoM mua ròng mạnh nhất với 42 tỷ đồng.

VN-Index có xu hướng bứt phá trong tuần tới

Điểm VN-Index có xư hướng bứt phá
Điểm VN-Index có xư hướng bứt phá trong tuần tới

Nhận định về xu hướng sắp tới, theo Công ty Chứng khoán SHS, VN-Index (+0,8%) hồi phục nhẹ trong tuần thứ hai liên tiếp. Với mức tăng thấp hơn tuần trước đó (+1,6%). Bên cạnh đó, thanh khoản trong tuần qua tiếp tục duy trì ở mức cao hơn mức trung bình 20 tuần. Kết hợp với diễn biến trong tuần qua. Thì có thể thấy là bên mua và bên bán đang giằng co ở vùng giá hiện tại. Khối ngoại bán ròng với hơn 3.000 tỷ đồng trên hai sàn là một điểm tiêu cực.

Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đang ở trong vùng giá giằng co 1.330-1.350 điểm. Và xu hướng chỉ có thể thay đổi nếu như có thể bứt phá khỏi một trong hai bên. Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo 13/9-18/9, VN-Index có thể điều chỉnh trở lại. Nếu như không thể vượt qua được ngưỡng kháng cự tâm lý gần nhất quanh 1.350 điểm. Trong kịch bản tích cực, nếu VN-Index vượt được ngưỡng tâm lý 1.350 điểm. Thì chỉ số có thể hướng đến vùng 1.375-1.380 điểm.

Những nhà đầu tư đang có tỷ trọng cổ phiếu lớn có thể tiếp tục canh những phiên hồi kỹ thuật để giảm tỷ trọng. Nhà đầu tư đang có tỷ trọng tiền mặt cao tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường. Tránh mua đuổi ở thời điểm hiện tại.

Điểm VN-Index liên tục trồi sụt trong phiên giao dịch

Chỉ số VN-Index
Điểm VN-Index trồi sụt bất định

Ngay đầu phiên chiều, VN-Index dao động trong biên độ hẹp trong 40 phút giao dịch đầu phiên chiều. Chỉ số đang nhận được sự hỗ trợ tích cực từ dòng tiền thuộc nhóm vốn hóa vừa và nhỏ. Trong khi nhóm vốn hóa lớn đóng vai trò giữ nhịp thị trường. Sau ít phút lình xình quanh mốc 1.340 điểm, sắc xanh có phần chiếm ưu thế hơn ở nhóm vốn hóa lớn. Và điều này giúp củng cố sắc xanh của các chỉ số.

Về cuối phiên, đà tăng có phần hạ nhiệt. Tuy nhiên các chỉ số vẫn giữ vững sắc xanh tích cực. Đáng chú ý, cổ phiếu ngân hàng lội ngược dòng ngoạn mục. Đang tạo cú hích cho các dòng cổ phiếu đua nhau bứt phá. Với sự dẫn lối của TPB, VPB, SSB, TCB, ACB… Cổ phiếu của các nhà băng vươn lên thành nhóm ảnh hưởng tích cực nhất lên VN-Index.

Chốt phiên giao dịch, VN-Index tăng 10,37 điểm (0,78%) lên 1.343,98 điểm. Toàn sàn có 274 mã tăng, 134 mã giảm và 40 mã đứng giá. HNX-Index tăng 3,17 điểm (0,91%) lên 350,44 điểm. Toàn sàn có 143 mã tăng, 69 mã giảm và 139 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,47 điểm (0,5%) lên 94,83 điểm.

Thanh khoản phiên hôm nay giảm so với phiên trước. Tổng giá trị khớp lệnh đạt 21.579 tỷ đồng, giảm 2,9%, trong đó. Giá trị khớp lệnh của sàn HoSE giảm 3% và còn 17.956 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng khơn 500 tỷ đồng ở sàn HoSE.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *