Nhìn lại thị trường phái sinh Việt Nam nửa đầu năm nay

chứng khoán phái sinh

Khối lượng giao dịch của sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt mức cao nhất trong sáu tháng đầu năm 2021. Với khối lượng giao dịch bình quân là 212.145 hợp đồng / ngày, tăng 1,16% so với tháng trước. Theo số liệu của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng khối lượng giao dịch trên thị trường phái sinh Việt Nam là 22.664.678 hợp đồng, tương ứng khối lượng giao dịch bình quân 190.318 hợp đồng / ngày, so với cùng kỳ năm trước thì đã tăng 15%. Tháng 6/2021, thị trường giao dịch chứng khoán phái sinh HNX đạt được một thành công khác.

Tình hình thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam

Giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đạt mức cao nhất 6 tháng đầu năm 2021; với khối lượng giao dịch bình quân đạt 212.145 hợp đồng/phiên, tăng 1,16% so với tháng trước. Bên cạnh đó, ngày 28/6 vừa qua, thị trường chứng khoán phái sinh đón nhận thêm sản phẩm mới; Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm được đưa vào giao dịch. Góp phần đưa hàng hoá giao dịch trên thị trường lên 3 sản phẩm và tổng cộng 10 mã hợp đồng.

thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam
Giao dịch sản phẩm hợp đồng tương lai

Khối lượng hợp đồng mở (OI) tại phiên giao dịch cuối tháng 6 đạt 29.851 hợp đồng. Giảm 10,69% so với tháng trước. Mức OI cao nhất trong tháng 6 đạt 33.609 hợp đồng tại phiên giao dịch ngày 7/6/2021. Và phiên có khối lượng giao dịch cao nhất đạt 345.296 hợp đồng vào ngày 10/6/2021. Về giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, chỉ trong 3 phiên giao dịch cuối tháng 6/2021; đã có 823 Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm được giao dịch.

Sự xuất hiện của sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ

Sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm được đánh giá là thành công. Nếu so với hoạt động giao dịch của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm. Trong tháng 6/2021, Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm tiếp tục không có giao dịch. Tổng OI của Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ tại thời điểm 30/6/2021 là 99 hợp đồng.

Về cơ cấu nhà đầu tư tham gia giao dịch, nhà đầu tư nước ngoài có tỷ trọng giao dịch chiếm 1%, nhà đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng giao dịch 99% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường; trong đó, tỷ trọng giao dịch của nhà đầu tư cá nhân chiếm 78,25%, nhà đầu tư tổ chức chiếm 20,75%.

Với sản phẩm Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ 10 năm; đã mở rộng đối tượng nhà đầu tư được phép tham gia giao dịch. Bao gồm cả nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp. Tuy nhiên, trong tháng 6/2021, các giao dịch Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 10 năm đều được thực hiện bởi các tổ chức trong nước.

Phái sinh Việt Nam có gì sau 1.000 phiên giao dịch

Ngày 06/8 vừa qua là ngày giao dịch có ý nghĩa đặc biệt tại Sở GDCK Hà Nội (HNX); với dấu ấn của phiên giao dịch thứ 1.000 được tổ chức trên thị trường chứng khoán phái sinh. Phát triển thị trường phái sinh được xem là xu thế tất yếu đối với thị trường Việt Nam. Góp phần hoàn thiện cơ cấu thị trường cũng như cấu trúc hoạt động theo thông lệ quốc tế. Đó cũng là xu thế phát triển chung của thị trường chứng khoán thế giới; trong số hơn 100 TTCK trên thế giới và trong khu vực. Hiện có khoảng 40 thị trường phái sinh được đưa vào vận hành và có tốc độ tăng trưởng ổn định qua nhiều năm (theo số liệu của WFE và FIA).

Phái sinh Việt Nam
Sàn giao dịch

Ở Việt Nam, sau 4 năm hoạt động, thị trường chứng khoán phái sinh đã có sự phát triển nhanh chóng, vượt các kỳ vọng đặt ra, thể hiện rõ vai trò là công cụ phòng ngừa rủi ro, góp phần ổn định dòng vốn đầu tư trên thị trường cơ sở. Hiện tại, thị trường chứng khoán phái sinh cung cấp 2 dòng sản phẩm là: Hợp đồng tương lai trên Chỉ số cổ phiếu (HĐTL VN30) và Hợp đồng tương lai trên Trái phiếu Chính phủ (HĐTL TPCP kỳ hạn 5 năm và HĐTL TPCP kỳ hạn 10 năm).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *