Nằm trong khu kiến trúc Vương triều của Sidoarjo tại miền Đông Java, Indonesia. Tòa kiến trúc gạch xếp Omah Boto do bên công ty Andyrahman thiết kế gây ấn tượng bởi vì vẻ đẹp mộc mạc, truyền thống và ẩn chứa sự phá cách thú vị.
Tọa lạc tại miền đông Java (Indonesia), ngôi nhà Omah Boto House nổi bật cùng với vẻ ngoài mang đậm dấu ấn kiến trúc của bản địa. Ngôi nhà được xây dựng dựa trên những mong muốn khơi dậy những giá trị về kiến trúc truyền thống lâu đời của Indonesia. Do đó, gạch đỏ được lựa chọn làm vật liệu chính, và cũng được hoàn thiện thủ công dưới bàn tay của những nghệ nhân lành nghề. Tất cả đã tạo nên giá trị thiết kế cốt lõi và độc nhất vô nhị cho Omah Boto House.
Kiến tạo hoàn toàn từ gạch đỏ
Ngôi nhà sử dụng gạch đỏ – loại vật liệu xây dựng truyền thống ở Indonesia. Kết hợp cùng nhiều mẫu xếp hình học dưới bàn tay tài hoa của những người thợ thủ công. Mang lại sự tinh tế trong từng đường nét kiến trúc. Nhìn chung, dự án đã hợp nhất một cách khéo léo các yếu tố xây dựng truyền thống của địa phương. Vào một không gian sống đương đại. Tạo sự phá cách cho những vật liệu vốn quen thuộc như gạch đỏ.
Tòa kiến trúc nằm gần hai khu đền thờ Pari và Sumur ở miền Đông Java, Indonesia. Nơi có lối kiến trúc gạch đỏ thủ công lâu đời, từ thời kỳ vương triều Majapahit. Ngôi nhà được đặt tên là “Omah Boto” hay nhà gạch. Mô phỏng kiến trúc truyền thống kết hợp với những phá cách độc đáo, xen kẽ những mảng xanh.
Gạch trong Omah Boto House được lựa chọn trở thành yếu tố chính. Yếu tố căn bản tạo nên linh hồn cho toàn bộ kiến trúc mang đậm màu sắc địa phương. Bên cạnh đó, tre, gỗ, mây,… Cũng là những vật liệu góp phần vào vẻ đẹp hiện đại. Xen lẫn cổ kính của ngôi nhà.
Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đền thờ của Java
Miền đông Java nổi tiếng với 3 ngôi đền linh thiêng là: đền Pari, đền Sumur, và đền Sidoarjo. Điểm nổi bật nhất trong kiến trúc đền thờ của Java nói riêng và Indonesia nói chung chính là vật liệu gạch đỏ. Địa điểm xây dựng Omah Boto House rất gần những ngôi đền này. Bởi vậy ngôi nhà cũng được “kế thừa” những tinh hoa trong thiết kế. Bằng cách ứng dụng gạch đỏ trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.
Với những viên gạch có kích thước 5x10x20 cm. Các kiến trúc sư đã thổi hồn vào chúng, tạo nên các thiết kế gạch xếp đa dạng và độc đáo. Toàn bộ ngôi nhà kiến sử dụng tổng cộng 13 kiểu xếp gạch khác nhau. Đòi hỏi sự chính xác cao, thể hiện sự sáng tạo của đội ngũ thiết kế. Và bàn tay tài hoa của người thợ thủ công.
Bên cạnh gạch đỏ, kiến trúc sư cũng kết hợp các loại vật liệu xây dựng truyền thống khác của Indonesia như tre và mây. Tạo nên không gian rất thoáng mát và thân thiện với tự nhiên.
Ba khu vực chính theo kiến trúc Java
Tổng thể ngôi nhà được thiết kế theo kiến trúc Java truyền thống với 3 khu vực chính gồm: Pendhapa – khu vực công cộng ở phía trước nhà, Pringgitan – khu vực chuyển tiếp ở giữa và Dalem – khu vực sinh hoạt cá nhân ở phía sau.
Ba khu vực nói trên được sắp xếp theo chiều dọc ngôi nhà với tầng 1 là khu vực sinh hoạt chung, khu vực tầng 2 là phòng khách, tầng 3 là phòng ngủ. Ngoài ra, nhà cũng có một phòng cầu nguyện Embedolla với thiết kế gạch trải dài từ trần xuống sàn.
Ngoại thất ngôi nhà cũng được khoác lên một lớp gạch xếp thưa, cung cấp lượng sáng vừa đủ nhưng vẫn đảm bảo sự riêng tư. Sự đa dạng trong cách sắp xếp những viên gạch mang lại sự hài hòa trong tổng thể tòa kiến trúc nhưng vẫn có nét độc đáo, ấn tượng riêng. Mặt bằng thiết kế ngôi nhà gạch xếp