Cổ phiếu Dệt may Thành Công liên tục sụt giảm do lỗ hơn 6 tỷ đồng

Cổ phiếu Dệt may Thành Công liên tục sụt giảm do lỗ hơn 6 tỷ đồng

Dệt may Thành Công (Mã chứng khoán: TCM), doanh nghiệp dệt may niêm yết đầu tiên trên thị trường chứng khoán vừa báo lỗ hơn 6 tỷ đồng tháng đầu tiên trong năm nay. Nguyên nhân là do tốn quá nhiều chi phí hoạt động theo phương thức sản xuất 3 tại chỗ trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp để đảm bảo tiến độ sản xuất đơn hàng phục vụ trong và ngoài nước. Trên thị trường, cổ phiếu TCM cũng đang có xu hướng rơi mạnh và quay về nơi bắt đầu với 66.100 đồng/cp. Cùng Douneika.com tham khảo chi tiết hơn về thông tin cổ phiếu này ngay sau đây.

Công ty Dệt may Thành Công lần đầu báo lỗ vì Covid-19

Dệt may Thành Công (TCM) vừa tổng kết tình hình kinh doanh tháng 8/2021 với diễn biến tiếp tục không khả quan. Tiếp nối đà giảm của tháng trước, doanh thu tháng 8 của Công ty giảm mạnh 23% xuống còn 10,5 triệu USD, tương đương 238 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí, TCM thậm chí lỗ sau thuế 282.425 USD, tương đương -6,4 tỷ đồng.

Công ty Dệt may Thành Công lần đầu báo lỗ vì Covid-19
Tình hình kinh doanh tháng 8/2021 không mấy khả quan của Dệt may Thành Công

Theo TCM, kinh doanh giảm mạnh do tình hình dịch bệnh phức tạp. Đơn vị thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao. Dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.

Lũy kế 8 tháng, doanh thu đạt 106 triệu USD, tương đương 2.406 tỷ đồng. Tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 59% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5,48 triệu USD, tương đương 124 tỷ đồng, giảm 24,4% và thực hiện 44,4% kế hoạch năm. Riêng tháng 8, doanh thu đạt 10,5 triệu USD. Trong đó các sản phẩm may mặc chiếm 74%, vải chiếm 14% và sợi chiếm 11% tổng doanh thu.

Đơn hàng nhiều nhưng lại thiếu lao động

TCM cho biết Công ty đã nhận đơn hàng đến cuối năm 2021 và quý 1/2022. Song dù tổ chức hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ”. Tuy nhiên vẫn không đủ năng lực để đáp ứng được nhu cầu. Chưa kể, việc thực hiện giãn cách xã hội kéo dài đã ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh của các công ty dệt may với khoảng 50% nhà máy đặt tại miền Nam. Hiện tỷ lệ nhà máy phải đóng cửa đã lên tới 35%. Do không đủ kinh phí để thực hiện “3 tại chỗ”.

Đơn hàng nhiều nhưng lại thiếu lao động
Dịch Covid-19 phức tạp khiến công ty thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng

Chưa kể, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại khu vực phía Nam có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng. Do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng. Đến khi vận hành sản xuất trở lại, ngành dệt may chỉ có thể gọi lại được 60% trong số đó. Nên chắc chắn sẽ thiếu hụt lao động trong thời gian tới.

Thông tin từ VITAS cho hay dệt may Việt Nam đối mặt thách thức thiếu hụt lao động và tỷ lệ tiêm vaccine cho ngành vẫn thấp. Do đó, thiếu hụt nguồn nhân lực sẽ là thách thức lớn cho ngành trong quý III. Các doanh nghiệp dệt may đang nhận được nhiều đơn hàng của khách hàng Mỹ, EU. Nhưng để yên tâm sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường như hiện nay. Vấn đề mấu chốt của ngành dệt may vẫn là tiêm vaccine cho công nhân.

Mục tiêu không còn phụ thuộc đơn hàng khẩu trang

Công ty này đặt mục tiêu năm nay có doanh thu 4.218 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 290 tỷ đồng. Ba đầu việc chính được thực hiện trong năm nay là cải tiến tốc độ sản xuất và tìm khách hàng mới ở thị trường châu Ấu, các nước tham gia hiệp định CPTPP. Tiến hành phát triển các mặt hàng sợi và vải mới. Và xây dựng thêm nhà máy may tại Vĩnh Long.

Năm ngoái Dệt may Thành Công ghi nhận doanh thu 3.469 tỷ đồng. Không hoàn thành kế hoạch nhưng lợi nhuận lại vượt 46% đạt trên 276 tỷ đồng. Công ty cho rằng thành công lớn là nhờ nhanh chóng chuyển đổi sang sản xuất vải kháng khuẩn. Để làm khẩu trang y tế và đồ bảo hộ. Nhằm bù đắp tình trạng thiếu hụt đơn hàng truyền thống. Mặt hàng này sử dụng vải đơn giản so với hàng may mặc truyền thống nên chi phí nguyên liệu cũng giảm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *