Theo như báo cáo kinh tế vĩ mô của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã vừa công bố, tới cuối tháng 8 năm 2021, lãi suất huy động trung bình (theo như mẫu của BVSC) ghi nhận được mức giảm nhẹ 0,03 điểm phần trăm đối với mức kỳ hạn 12 tháng, xuống khoảng còn 5,56%. Ngân hàng nhà nước đã đưa ra dự thảo sửa đổi để sửa đổi thông tư 03, cho phép việc mở rộng các khoản nợ tái cơ cấu.
Ngoài ra, Ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành Thông tư số 13/2021/TT-NHNN, chính thức việc cắt giảm khoảng 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng ở trong giai đoạn từ ngày 1 tháng 9 năm 2021 đến 30 tháng 6 năm 2022. Việc sửa đổi thông tư 26 và thông tư 03 được coi là những động thái của NHNN trong việc hỗ trợ các cá nhân và các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
NHNN đã thực hiện 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành
Trong năm 2020, NHNN đã thực hiện 3 lần cắt giảm lãi suất điều hành. Tuy nhiên, trong năm 2021, NHNN vẫn đang sử dụng linh hoạt các hình thức. Để hỗ trợ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, thay vì giảm lãi suất điều hành. Thanh khoản hệ thống ngân hàng đang ở trạng thái dồi dào hơn so với năm ngoái. Khi hơn một năm trở lại đây, NHNN gần như không sử dụng tới các hoạt động thị trường mở. Và kênh tín phiếu ở trạng thái đóng băng từ tháng 6/2020.
Lãi suất liên ngân hàng vẫn đang thấp
Thêm vào đó, lãi suất liên ngân hàng vẫn đang thấp hơn so với mức trung bình của năm 2020. Do đó, nếu cầu tín dụng chưa tăng trở lại ngay trong năm 2021. Thì theo các nhà phân tích của BVSC; nhiều khả năng NHNN sẽ chưa cắt giảm lãi suất điều hành trong các tháng tiếp theo.
Về tỷ giá, tính tới cuối tháng 8, tỷ giá trung tâm và tỷ giá USD/VND giao dịch thực tế tại NHTM, cùng có chung diễn biến giảm so với tháng trước đó, lần lượt ở mức 0,22% và 0,71%. Tỷ giá giao dịch thực tế tại các NHTM có thời điểm giảm xuống mức thấp nhất. Kể từ đầu năm tới nay (22.779 VND/USD). Và tiếp tục thấp hơn tỷ giá trung tâm (22.784 VND/USD và 23.130 VND/USD) tính tới ngày 31/8/2021.
Ngược lại, trên thị trường thế giới, chỉ số DXY tăng 0,49% so với tháng trước. Phần lớn đồng tiền tại các nước mới nổi ở châu Á có diễn biến giảm. Giảm so với USD trong 8 tháng đầu năm 2021. Chỉ có Việt Nam đồng, Nhân dân tệ và Rupee của Ấn Độ là các đồng tiền tăng giá so với USD.
Các đánh giá của nhà phân tích
Trong tháng 8, Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước giảm 225 đồng giá niêm yết mua vào USD. Giảm về 22.750 đồng. Đây là lần thứ 3 liên tiếp NHNN có động thái giảm giá mua vào đồng USD kể từ tháng 11/2020. Yếu tố này đã giúp cho VND tăng giá so với USD trong tháng 8. Đồng thời, NHNN cũng thay đổi phương thức mua kỳ hạn sang giao ngay. Điều này sẽ giúp NHNN kịp thời bổ sung thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Tới cuối tháng 8, NHNN tiếp tục ban hành quyết định giảm lãi suất tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ từ 0,5% xuống còn 0%.
Các nhà phân tích của BVSC đánh giá những động thái trên của NHNN; đều đang hướng tới việc bơm thêm Việt Nam đồng ra thị trường. Nhằm hỗ trợ cho nền kinh tế. Đặc biệt là khi các doanh nghiệp và cá nhân đang gặp rất nhiều khó khăn. Do tình hình dịch bệnh kéo dài.
NHNN kiểm soát tiền chảy vào bất động sản và chứng khoán
Ảnh hưởng của đại dịch Covid
Thống đốc NHNN cho biết, kể từ đầu năm 2021, đại dịch COVID-19 khiến triển vọng kinh tế khó khăn, mặt bằng lãi suất huy động ngân hàng giảm, nhiều doanh nghiệp, người dân có nguồn tiền nhưng thiếu cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh nên gia tăng đầu tư chứng khoán, bất động sản.
Trước đó, ông Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị tại phiên thảo luận về kinh tế-xã hội Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV đã có ý kiến về hoạt động của ngành ngân hàng: “Về chính sách tiền tệ, việc dòng vốn đang bị phân tán mạnh vào những kênh thu hút vốn khác ngoài ngân hàng là chứng khoán, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, các sản phẩm liên kết, bảo hiểm, đầu tư, quỹ hưu trí của các công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư đang gây ra những méo mó, sai lệch, mất cân bằng tài chính, đã có những cảnh báo từ các cơ quan nhà nước phụ trách. Tuy nhiên, vai trò, trách nhiệm của NHNN trong việc hóa giải rủi ro thị trường tài chính, tiền tệ là rất lớn”.
Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro
Trả lời ý kiến trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, trong chỉ đạo, điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, NHNN thực hiện đồng bộ các giải pháp khuyến khích dòng vốn tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, lĩnh vực tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản (BĐS), chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông.
Xem thêm những bài viết hay khác tại đây.