Cổ phiếu DXP ngày càng cải thiện nhờ sự phục hồi của ngành cảng biển

Tàu biển

Sự phục hồi của hoạt động sản xuất, tiêu dùng trong nước và ở các quốc gia đối tác xuất khẩu khác của Việt Nam được cho rằng sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự tăng trưởng của hoạt động thương mại của Việt Nam trong năm 2021. Có quan hệ mật thiết với các hoạt động thương mại, ngành cảng biển cũng được “lây thơm” trong năm nay. CTCP Cảng Đoạn Xá (HNX: DXP) là doanh nghiệp được thành lập vào năm 1995. Tiền thân của công ty là Xí nghiệp Xếp dỡ Đoạn Xá trực thuộc Cảng Hải Phòng. Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ liên quan đến cảng. Hãy cùng chúng tôi đi phân tích cổ phiếu DXP này.

Thông tin về doanh nghiệp

Biên LN ròng của  của cổ phiếu DXP Công ty đang giao dịch với P/E trượt là 9,9 lần. Thấp hơn 20% so với mức trung bình của nhóm công ty cùng ngành lựa chọn của chúng tôi là 12,5 lần. Cải thiện lên 47,8% trong 6 tháng đầu năm 2021 (+18,3 điểm % YoY). Doanh thu của công ty trong 6 tháng đầu năm 2021 giảm 37,6%. Do lượng hàng thông quan giảm do (1) xu hướng chuyển hàng hóa đến các cảng hạ nguồn và (2) gián đoạn trong các hoạt động logistics và sản xuất trong bối cảnh dịch COVID-19.

Tuy nhiên, nhờ (1) giá vốn hàng bán giảm đáng kể (-50,2% YoY); và (2) chi phí tiền lương giảm (-54% YoY). DXP vẫn có thể ghi nhận tăng trưởng LNST 47,8% trong 6 tháng đầu năm 2021.

cổ phiếu DXP
Các hoạt động logistics

Từ năm 2016, DXP ngừng chia cổ tức, thay vào đó sử dụng lợi nhuận chưa phân phối. Để (1) đầu tư vào các cảng khác có vị trí thuận lợi hơn (Cảng Đình Vũ, Tổng CTCP Dịch vụ Tổng hợp Dầu khí – PET); (2) đầu tư vào các cơ sở và máy móc mới, và (3) tiền gửi tại các ngân hàng thương mại. Rủi ro chính: dịch COVID-19 có thể tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng. Và do đó ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận trong tương lai của DXP.

Ngành cảng biển “thăng hoa”, cổ phiếu DXP trên đà tăng trưởng

Theo Tổng cục Thống kê, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm 2020 ước tính đạt 543,9 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, tăng 6,5%; nhập khẩu hàng hóa đạt 262,4 tỷ USD, tăng 3,6%. Cán cân thương mại hàng hóa năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD. Mức cao nhất trong 5 năm liên tiếp xuất siêu kể từ năm 2016.

Về thị trường xuất khẩu hàng hóa năm 2020, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam; với kim ngạch đạt 76,4 tỷ USD, tăng 24,5% so với năm trước. Theo Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC, sản lượng hàng hóa giao tại các cảng biển nhanh chóng lấy lại đà tăng sau quý II/2020. Tình hình này cho thấy dịch đã đẩy nhanh quá trình dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp đa quốc gia sang Việt Nam.

cổ phiếu DXP trên đà tăng trưởng
Ngành cảng biển tăng trưởng mạnh

Trên thị trường chứng khoán, nhờ sự hồi phục về kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp cảng biển và triển vọng sáng của ngành, cùng với việc đi lên của thị trường chứng khoán, các cổ phiếu ngành này tăng giá rất mạnh.

Theo đó, tính từ cuối quý II/2020 đến hết phiên giao dịch 8/1/2021; cổ phiếu VSC của Công ty cổ phần Tập đoàn Container Việt Nam tăng hơn 117%. GMD của Công ty Cổ phần Gemadept tăng hơn 82%. DXP của Công ty cổ phần Cảng Đoạn Xá tăng 68%. TCL của Công ty Cổ phần Đại lý Giao nhận Vận tải Xếp dỡ Tân Cảng tăng 27%…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *