Hiện nay, để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19; nhiều người ưu tiên giao dịch và thanh toán trực tuyến. Tuy nhiên, lợi dụng điều này, những thành phần tội phạm đã sử dụng nhiều chiêu thức tinh vi; để lừa đảo, đánh cắp tài khoản ngân hàng nhằm chiếm đoạt tài sản. Tội phạm mạng đã lợi dụng các hoạt động mua sắm trực tuyến gia tăng trong thời kỳ dịch COVID-19, khai thác các kẽ hở trong quy trình thanh toán số của các ứng dụng mua sắm trực tuyến và sự bất cẩn của người dân để thực hiện thủ đoạn lừa đảo. Để biết thêm chi tiết, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thủ đoạn tinh vi của các thành phần lừa đảo trong bài viết dưới đây.
Các thủ đoạn lừa đảo thông qua thanh toán số
Trước tình hình trên, Công an Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân lưu ý một số thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng. Cụ thể, lừa đảo qua dịch vụ “Ship COD”. Theo đó, nhiều trường hợp đối tượng lừa đảo giả là người mua yêu cầu người bán nâng giá ghi trên phiếu mua hàng của sản phẩm để lừa số tiền chênh lệch giá từ người bán.
Thủ đoạn giả danh nhân viên bệnh viện mạo nhận thông báo đã điều trị cho bạn bè hay người thân của nạn nhân khỏi bệnh COVID-19. Và yêu cầu nạn nhân thanh toán chi phí cho quá trình điều trị.
Thủ đoạn mạo danh nhân viên y tế của các tổ chức Y tế uy tín. Gửi thư điện tử với tập tin đính kèm hoặc các liên kết dẫn đến các nội dung về cập nhật tình hình lây nhiễm của bệnh virus corona 2019. Khi mở các tập tin đính kèm hay nhấp vào các liên kết; máy tính của nạn nhân sẽ bị tấn công bởi các mã độc. Và có thể bị lộ thông tin cá nhân; thông tin thẻ tín dụng được lưu trữ trực tuyến sẽ bị đánh cắp.
Thủ đoạn lừa đảo qua các app mạo danh đầu tư vaccine ngừa COVID-19, thiết bị y tế. Ngoài ra, bọn tội phạm cũng tạo các website bán hàng trực tuyến vật tư y tế như khẩu trang y tế, nước rửa tay khử khuẩn… Tuy nhiên, sau khi nhận tiền của người mua hàng; đối tượng lừa đảo ngắt liên lạc và không giao hàng như thỏa thuận.
Thủ đoạn lừa đảo trên mạng xã hội
Theo Công an tỉnh Thừa Thiên-Huế, thời gian gần đây, một số đối tượng lợi dụng mạng xã hội Facebook, Zalo, Wechat… Để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Thủ đoạn của các đối tượng là lợi dụng sự cả tin và nhu cầu thanh toán tiền trong quá trình mua bán online. Để yêu cầu nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng do đối tượng cung cấp.
Hoặc hack tài khoản của người thân ở nước ngoài; nói sẽ chuyển tiền từ nước ngoài về cho nạn nhân. Rồi yêu cầu nạn nhân cung cấp hình ảnh thẻ ngân hàng và các thông tin về tài khoản ngân hàng thông qua đường link mà đối tượng cung cấp; như tên tài khoản, mật khẩu, mã OTP để thanh toán, hoặc nhận tiền. Nhằm đánh cắp tài khoản và chiếm đoạt tiền trong tài khoản của nạn nhân.