Cảnh báo nhiều ứng dụng lừa đảo trong mùa dịch

Cảnh báo nhiều ứng dụng lừa đảo trong mùa dịch

Hiện nay diễn biến của dịch COVID-19 đang rất phức tạp. Tại Việt Nam, theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ, nhiều tỉnh, thành phố phía Nam, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, đang thực hiện giãn cách xã hội. Khuyến cáo người dân chỉ ở nhà, ra ngoài khi thực sự cần thiết, hạn chế tụ tập đông người; tạm ngừng hoạt động kinh doanh các điểm kinh doanh, dịch vụ không thiết yếu. Chính vì thế mà có nhiều đối tượng, các dự án đầu tư đã kiếm lời khủng trên mạng từ việc lợi dụng dịch bệnh, lôi kéo người dân tham gia vào các hoạt động cờ bạc, lừa đảo.

Các ứng dụng đặt cược trên không gian mạng

Thống kê của các chuyên gia công nghệ cho thấy, thời gian gần đây, mỗi ngày tại Việt Nam có hàng chục ngàn ứng dụng, website không rõ nguồn gốc, chứa mã độc đang tấn công vào hệ thống mạng, lợi dụng giãn cách, dịch bệnh lôi kéo người dân tham gia vào các trò chơi đánh bạc, dự án đầu tư nhận lãi khủng trên mạng, cao gần gấp đôi so với năm trước.

Lợi nhuận cao từ 6 – 8%/ngày, cam kết rút gốc sau 3 tháng, đầu tư là chắc thắng. Một ứng dụng ăn theo mùa dịch với tên gọi “đầu tư vaccine” đang thu hút nhiều người đầu tư theo các gói từ thấp đến cao. Mỗi gói này có tên trùng với một loại vaccine đang thịnh hành trên thế giới. Giá lên xuống các gói phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các loại vaccine trên thị trường.

Các ứng dụng đặt cược trên không gian mạng
Ứng dụng ăn theo mùa dịch với tên gọi “đầu tư vaccine” đang thu hút nhiều người đầu tư

“Vì ai cũng nghĩ vaccine là rất khan hiếm, nên cơ hội sinh lời sẽ rất cao. Nếu đầu tư thì sẽ mất cơ hội nên tôi quyết định đầu tư hơn 100 triệu đồng”. Một người tham gia chia sẻ.

Tương tự, một ứng dụng khác với tên gọi beibeishou.com cũng đang kêu gọi mọi người đặt cược để nhận lãi từ 25 – 30% theo vốn tham gia. Từ số tiền 100.000 – 200.000 đồng; người chơi có thể tham gia mô hình đoán “chẵn – lẻ” được quảng cáo là sử dụng phần mềm hỗ trợ. Chuyên gia tài chính đọc lệnh nên tỷ lệ thắng cuộc được hứa hẹn lên đến 95%.

Các ứng dụng thực chất là một kiểu lừa đảo

Tuy nhiên theo các chuyên gia công nghệ, những web trên có nhiều dấu hiệu bất thường. Bởi mã nguồn các ứng dụng là không rõ nguồn gốc; thậm chí chứa mã độc, được mua trôi nổi trên thị trường. Vì vậy, người tham gia sẽ đối diện với những rủi ro mất tiền; hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân.

“Thực chất về mặt công nghệ, đằng sau các trang web, app này đều do những kẻ tạo ra trang web thao túng. Mặc dù chúng ta tưởng rằng con số về lợi nhuận hàng ngày, hàng tuần là thực chất nhưng tất cả các con số đó đều là ảo”. Giám đốc điều hành Công ty An toàn thông tin CyRadar Nguyễn Minh Đức cho biết.

“Thông thường, các đối tượng sẽ dụ dỗ ở mức độ không cao để ai cũng có thể tham gia được; càng nhiều người tham gia càng tốt. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đó chính là lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người dân”. Trung tá, TS. Nguyễn Thị Thanh Thùy, Phó Trưởng khoa Luật, Học viện An ninh Nhân dân, nhận định.

Cũng theo các chuyên gia, việc lập một website hay ứng dụng mới không khó. Chỉ cần vài chục phút, chủ trang web có thể lấy giao diện cũ; đổi hình ảnh, thêm bớt các chi tiết là có ngay một phần mềm tương tự để tiếp tục lừa đảo. Các website không chính thống được điều khiển từ nước ngoài; người tham gia mất tiền cũng khó được bảo đảm về mặt pháp luật.

Hình thức lừa đảo khác trong mùa dịch

Hình thức lừa đảo khác trong mùa dịch
Đường link ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro này đang lan truyền nhanh

Đối tượng lừa đảo liên quan đến nhu yếu phẩm thiết yếu bán lẻ như: Mạo danh các nhãn hàng lớn, gửi link lạ kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng,… nhằm lừa đảo, chiếm tài sản người dùng; xâm nhập hệ thống của các doanh nghiệp, tổ chức. Rất có thể, đối tượng xấu sẽ khai thác các thông tin liên quan đến tài khoản ngân hàng; thông tin cá nhân để trục lợi, đánh cắp tiền. Hiện đường link ẩn chứa nhiều nguy hiểm, rủi ro này đang lan truyền nhanh và rộng tới người dùng Việt Nam.

Đơn cử như hàng loạt người dùng Facebook nhận được tin nhắn có tiêu đề cùng đường link: “Adidas kỷ niệm 100 năm – nhấn vào để nhận quà”; Tin nhắn kêu gọi tham gia “Quỹ phúc lợi Coca-Cola”; Mạo danh Co.opmart gửi link kèm thông tin về quà tặng, trúng thưởng phiếu mua hàng… nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xâm nhập hệ thống thông tin của các tổ chức, doanh nghiệp.

Xem thêm các bài viết hay về Thông tin tài chính tại đây.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *