Bộ Tài chính có công văn siết chặt thị trường trái phiếu

Bộ Tài chính có công văn siết chặt thị trường trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh quan trọng đối với một công ty. Đây là một kênh huy động vốn giúp thị trường vốn của họ liên tục được luân chuyển, thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển. Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu không đảm bảo. Điều này làm mất an toàn tài chính khi tài sản đảm bảo của trái phiếu kém chất lượng. Chính vì vậy, ngay sau đó Bộ Tài chính Việt Nam đã có công văn ban hành các cơ quan, đơn vị tiến hành tăng cường kiểm tra, theo dõi thị trường trái phiếu. Bộ lo ngại rằng, việc phát hành những trái phiếu này sẽ gây mất an toàn tài chính của một quốc gia. Tại sao trái phiếu có tầm ảnh hưởng lớn đến như vậy? Cùng tìm hiểu với chúng tôi ở bài viết dưới đây để tìm ra lời giải thích nhé!

Rủi ro đến từ trái phiếu doanh nghiệp

Theo Bộ Tài chính, hiện tại một số doanh nghiệp nhất phát hành trái phiếu với lãi suất cao. Tuy nhiên chất lượng tài sản đảm bảo đến từ doanh nghiệp lại rất bị hạn chế. Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Vụ Tài chính ngân hàng và Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam tăng cường kiểm tra thị trường trái phiếu.

Rủi ro đến từ trái phiếu doanh nghiệp
Lo ngại việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một kênh huy động vốn quan trọng cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Nó giúp cho thị trường vốn luân chuyển thúc đẩy kinh tế phát triển. Lo ngại phát hành từ phía doanh nghiệp kém chất lượng gây mất an ninh, an toàn nền tài chính. Chính vì vậy, Bộ Tài chính yêu cầu các cơ quan siết kiểm tra. Điều này đảm bảo mức thấp nhất rủi ro cho nhà đầu tư khi muốn đầu tư vào thị trường này.

Phát hành trái phiếu mang lại nhiều rủi ro cho nhà đầu tư

Cụ thể, một số doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp phát hành với lãi suất cao. Cùng với đó là chất lượng tài sản đảm bảo của trái phiếu hạn chế. Trên thị trường, chủ yếu là các dự án đầu tư, tài sản hình thành trong tương lai. Hoặc phổ biến hơn là cổ phiếu của doanh nghiệp bất động sản. Ngoài ra còn có có sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ. Bộ trưởng Tài chính ngày 1/9 ký công văn yêu cầu các cơ quan siết chặt công tác kiểm tra. Bộ Tài chính cho biết, đối với các trường hợp doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, khi huy động vốn trái phiếu với khối lượng lớn, lãi suất cao, chính các doanh nghiệp phát hành sẽ gặp rủi ro nếu hoạt động sản xuất kinh doanh khó khăn. Từ đó sẽ không trả được nợ gốc, nợ lãi cho nhà đầu tư.

Tăng cường siết chặt kiểm tra

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước được giao tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình phát hành và cung cấp dịch vụ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Cơ quan quản lý thị trường sẽ giám sát việc phát hành của doanh nghiệp nhỏ, mới thành lập. Nhất là những doanh nghiệp trong các lĩnh vực rủi ro cao và kết quả kinh doanh không rõ ràng. Trường hợp phát hiện hành vi lừa đảo nhà đầu tư thì chuyển sang công an xử lý.

Tăng cường siết chặt kiểm tra
Bộ ban hành công văn tăng cường thanh tra, kiểm tra tình hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Người đứng đầu Bộ Tài chính yêu cầu Vụ Tài chính ngân hàng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai quy định mới về phát hành của doanh nghiệp. Đồng thời hoàn thiện quy định quản lý và giám sát thị trường. Một trong những ưu tiên là thắt chặt việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ không có tài sản đảm bảo hoặc chất lượng tài sản đảm bảo thấp.

Động thái siết kiểm tra thị trường của các doanh nghiệp được Bộ Tài chính thực hiện trong bối cảnh khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tiếp tục tăng nửa đầu năm nay, đạt hơn 168.000 tỷ đồng. Tổ chức tín dụng là đối tượng phát hành lớn nhất khi chiếm hơn 40% khối lượng. Lãi suất bình quân giai đoạn này là 7,9% một năm. Con số này giảm 1,6% một năm so với cùng kỳ năm ngoái.

Kết luận

Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 bùng phát phức tạp, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh tạm ngừng trệ. Việc huy động vốn qua kênh này dần nóng lên cần được đặt ra khả năng rủi ro để kiểm soát. Đây cũng là cảnh báo trước đó cho rằng rủi ro ngày càng gia tăng. Tình hình này làm sức khỏe nhiều doanh nghiệp sa sút. Tuy nhiên kênh huy động vốn trái phiếu vẫn tăng nóng, thiếu kiểm soát. Việc này rất dễ dẫn tới những sản phẩm trái phiếu kém chất lượng.

Doanh nghiệp phát hành chính là khách hàng của các tổ chức tư vấn tài chính, chứng khoán. Công ty chứng khoán đóng vai trò trung gian có thể hưởng lợi cả đầu bên bán và người mua. Việc đề cập tới doanh nghiệp phát hành theo hướng “tốt khoe xấu che” là hoàn toàn có thể xảy ra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *