VCBS đã dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên khi so với đồng USD với các mức biến động không quá 2% trong năm nay, trong đó bao gồm cả khả năng như là USD lên giá so với ngoại tệ mạnh trên thế giới. Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) đã vừa có báo cáo về phân tích vĩ mô tháng 8. Theo như báo cáo, tỷ giá trung tâm đã được giảm về 23.130 VND/USD vào ngày 31 tháng 08, tỷ giá giao dịch tại các Ngân hàng thương mại đã giảm khoảng 150-170 VND so với thời điểm vào cuối tháng 7.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất trong tháng 8, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giá niêm yết mua vào USD về giá 22.750 VND (giảm khoảng 80 đến 100 VND tính toán dựa trên mức giá chiết khấu mua kỳ hạn). Đồng thời, Ngân hàng nhà nước đã đổi phương thức mua giao kỳ hạn 6 tháng về lại phương thức mua giao ngay, theo đó đã tạo nguồn cung mới và tức thời cho thị trường.
FDI thực hiện tăng nhẹ
Trong 8 tháng năm 2021, FDI thực hiện tăng nhẹ, ước tính đạt 11,58 tỷ USD. Tăng 2% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này cho thấy dòng vốn đầu tư nước ngoài vẫn đặt niềm tin. Và tìm đến quốc gia ổn định kinh tế vĩ mô như Việt Nam. Theo đó, vẫn duy trì kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh trở lại; sau khi kiểm soát được dịch bệnh.
VCBS dự báo VND sẽ có xu hướng mạnh lên so với đồng USD. Với mức biến động không quá 2% trong năm nay. Trong đó bao gồm cả khả năng USD lên giá so với ngoại tệ mạnh trên thế giới.
Về lãi suất, trong tháng 8, lãi suất huy động hầu như không biến động. Giai đoạn này, thông điệp NHNN tiếp tục thể hiện sự nhất quán sử dụng tối đa nguồn lực để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh đã có những diễn biến phức tạp trở lại. Theo đó, các NHTM đã tuyên bố các chương trình giảm lãi suất. Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh.
Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định
Thị trường ngoại hối và tỷ giá ổn định đi cùng với mức lạm phát được kiểm soát tốt. Là cơ sở quan trọng để NHNN giữ định hướng giảm lãi suất cho vay hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn. Đồng thời, phương thức giao ngay của ngoại tệ sẽ giúp bổ sung lượng thanh khoản đáng kể cho hệ thống ngân hàng.
Như vậy, với thanh khoản dồi dào hơn là căn cứ để các NHTM tiếp tục tiến hành các chương trình lãi suất cho vay hỗ trợ kinh tế vượt qua dại dịch. Đặc biệt là các tỉnh thành phía nam.
VCBS cho rằng mặt bằng lãi suất thấp sẽ tiếp tục được duy trì. Để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang tác động phức tạp tới doanh nghiệp và người dân.
>>> Xem thêm về chuyên mục tài chính – ngân hàng
GDP quý III sẽ tăng khoảng 2,81%-3,63%
Giao dịch ngoại tệ mới theo phương thức giao ngay sẽ bổ sung đáng kể thanh khoản cho hệ thống. Từ đó tạo thêm cơ sở để các ngân hàng giảm lãi suất cho vay; trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp.
Báo cáo vĩ mô mới công bố của Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) dự báo dịch bệnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất trong quý III/2021. Trên thực tế, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7/2021; chỉ tăng 1,8% so với tháng trước. Tính chung 7 tháng năm 2021, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với 7 tháng năm 2020.
Theo dữ liệu của IHS Markit; tăng trưởng sản lượng bắt đầu chịu tác động từ làn sóng Covid-19 mới nhất. Cụ thể, chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI ghi nhận tháng thứ 2 liên tiếp dưới 50 điểm. Đạt 45,1 điểm trong tháng 7, chỉ tăng nhẹ so với mức 44,1 điểm của tháng trước.
“Với mức độ phức tạp của làn sóng dịch bệnh trong lần này, VCBS kỳ vọng tốc độ mở rộng sản xuất sẽ chưa thể sớm được cải thiện mạnh mẽ cho tới cuối quý III và theo đó làm giảm dự báo về mức tăng trưởng của nền kinh tế trong quý III cũng như cả năm 2021”, báo cáo nhấn mạnh.