Theo FiinTrade, thị trường chứng khoán Việt Nam có tỷ lệ sử dụng đòn bẩy chạm mức cao nhất trong lịch sử. Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, ước có khoảng 6,7% tổng giá trị vốn hóa điều chỉnh tại HOSE và HNX. Ngoài ra dư nợ cho vay margin tại 51 công ty chứng khoán tăng 26%, đạt 126,4 nghìn tỉ đồng ở cuối quý 2 năm 2021, trong khi đó quy mô vốn hóa điều chỉnh tăng thấp hơn, với mức dưới 10% so với quý 1. Về điểm tích cực là lượng tiền chờ mua chứng khoán tại 51 công ty chứng khoán mà FiinTrade theo dõi có mức tăng 13,6 nghìn tỉ đồng so với quý trước. Sau đây là thông chi tiết về vấn đề này của chúng tôi, xin mời quý độc giả tham khảo.
Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy trên thị trường chứng khoán nước ta
Theo số liệu của FiinTrade, tỷ lệ sử dụng đòn bẩy trên TTCK Việt Nam chạm mức cao nhất trong lịch sử. Ước khoảng 6,7% tổng giá trị vốn hóa điều chỉnh trên HOSE và HNX, tại thời điểm cuối tháng 6/2021. Tăng 1 điểm phần trăm so với cuối Q1-2021. Nguyên nhân chủ yếu đến từ sự tham gia tích cực của NĐT cá nhân.
“Đây là tỷ lệ khá cao so với các nước trong khu vực”, FiinTrade đánh giá. Đáng lưu ý, dư nợ cho vay margin tại 51 CTCK (chiếm >95% thị phần cho vay margin toàn thị trường) đã tăng 26% QoQ. Đạt 126,4 nghìn tỉ đồng tại thời điểm cuối Q2/2021. Trong khi quy mô vốn hóa điều chỉnh tăng thấp hơn (<10%). Tỷ lệ này tăng dần đều kể từ Q2/2020. Sau khi chạm mức cao 5,6% trong quý 1 trước đó (chủ yếu do giá cổ phiếu giảm sâu khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát ở Việt Nam).
Tuy nhiên, với thanh khoản hiện tại, FiinTrade cho rằng thị trường chỉ cần 5,5 phiên giao dịch. Để có thể hấp thụ toàn bộ lượng margin này. Giảm dần từ mức rất cao là 22,5 ngày trong Quý 4/2019. Tỷ lệ đòn bẩy ở mức cao cho thấy có yếu tố rủi ro hiện hữu nếu thị trường xuất hiện nhịp điều chỉnh mạnh. Lưu ý rằng, dư nợ cho vay margin này chưa bao gồm giá trị cho vay 3 bên.
Lượng tiền chờ mua chứng khoán tăng so với quý trước
Điểm tích cực đó là lượng tiền chờ mua chứng khoán tại 51 CTCK mà FiinTrade theo dõi đã tăng 13,6 nghìn tỉ đồng so với quý trước. Đạt 70,2 nghìn tỷ đồng tại thời điểm cuối quý 2/2021. Đây là mức cao nhất được ghi nhận từ trước đến nay. Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm vẫn duy trì ở mức thấp và thị trường đang thiếu vắng kênh đầu tư phù hợp. Trong khi đó, giá trị danh mục chứng khoán niêm yết của NĐT tại các CTCK. Vẫn duy trì tăng 13,5% QoQ trong quý 2 này.
Theo FiinTrade, các số liệu này có độ trễ nhất định. Nhưng thống kê này là chỉ báo quan trọng về tâm lý. Cũng như vị thế giao dịch của nhà đầu tư cá nhân. Đây vốn là nhóm khách hàng chiếm tỷ trọng chính. Trong quy mô dư nợ margin và cũng là nhóm nhà đầu tư dẫn dắt xu hướng dòng tiền. Trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay.
Những phiên thanh khoản tỷ đô đã không còn quá lạ lẫm đối với chứng khoán Việt thời gian qua. Trong bối cảnh lãi suất thấp, dòng tiền của các nhà đầu tư cá nhân hay còn gọi là các F0 ồ ạt đổ vào thị trường chứng khoán. Đưa các chỉ số nhảy vọt rồi thiết lập hàng loạt đỉnh lịch sử. Kết thúc nửa đầu 2021, chỉ số VN-Index chứng kiến mức tăng trưởng xấp xỉ 28%. So với thời điểm đầu năm. Dừng tại 1.408,55 điểm và là chỉ số chứng khoán tăng mạnh thứ 2 trên thế giới.