Khối ngoại bán ròng trên HoSE tập trung xả VHM

Khối ngoại hối bán ròng trên HoSE

Khối ngoại trên sàn giao dịch HoSE ghi nhận phiên bán ròng thứ 11 chủ yếu là xả mã VHM. Khối gi nhận  sự tiêu cực khi dòng tiền đổ vào mua cổ phiếu cũng như tiền thu được khi bán cổ phiếu. Đây cũng là tuần thứ 5 liên tiếp khối ngoại bán ròng trên sàn này. Nhiều người vẫn còn lo ngại về sự biến đổi thất thường của thị trường chứng khoán bởi sự trở lại phức tạp của dịch bệnh. Cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về thông tin thị trường chứng khoán cũng như giao dịch ngoại hối trong bài viết đã được tổng hợp dưới đây nhé!

Khối ngoại ở HoSE có phiên bán ròng tăng

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 1,33 điểm (0,1%) lên 1.345,31 điểm. HNX-Index giảm 0,39 điểm (-0,11%) xuống 30,05 điểm. UPCoM-Index tăng 0,58 điểm (0,61%) lên 95,41 điểm. Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng vẫn tiêu cực khi mua vào 33,8 triệu cổ phiếu, trị giá 1.796 tỷ đồng, trong khi bán ra 45,2 triệu cổ phiếu, trị giá 2.540 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 11,4 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 744,5 tỷ đồng.

Riêng ở sàn HoSE, khối ngoại có phiên bán ròng thứ 11 liên tiếp với giá trị tăng 46% so với phiên trước và ở mức 751 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 11,5 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 11 phiên giao dịch vừa qua, khối ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 4.855 tỷ đồng.

Khối tiếp tục có một tuần giao dịch tiêu cực khi mua vào 178 triệu cổ phiếu, trị giá 7.629 tỷ đồng, trong khi bán ra 220 triệu cổ phiếu, trị giá 10.748 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng ở mức 42 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng là 3.120 tỷ đồng.

Khối ngoại hối trên HoSE có phiên giao dịch thứ 11
Khối ngoại giao dịch theo chiều hướng vẫn tiêu cực

Khối ngoại sàn HoSE vẫn bán ròng rất mạnh mã VHM

Khối ngoại sàn HoSE vẫn bán ròng rất mạnh mã VHM với giá trị lên đến 563 tỷ đồng, bỏ xa mã đứng sau là DPM với 60,4 tỷ đồng. VNM và VIC bị bán ròng lần lượt 55 tỷ đồng và 44 tỷ đồng. Trong khi đó, CTG được mua ròng mạnh nhất với 65 tỷ đồng. PNJ và HPG được mua ròng lần lượt 48 tỷ đồng và 43 tỷ đồng.

Ở sàn HNX, khối ngoại mua ròng trở lại hơn 1,6 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 106.225 cổ phiếu. EID được khối ngoại mua ròng mạnh nhất với 2 tỷ đồng. CEO được mua ròng 1,9 tỷ đồng. Chiều ngược lại, SD5 đứng đầu danh sách bán ròng nhưng giá trị chỉ là 782 triệu đồng.

Tại sàn UPCoM, khối ngoại nối dài chuỗi mua ròng lên thành 14 phiên liên tiếp với giá trị giảm 82% so với phiên trước và đạt 4,6 tỷ đồng, dù vậy nếu xét về khối lượng thì dòng vốn này bán ròng trở lại 52.378 cổ phiếu. ACV đứng đầu danh sách mua ròng của khối ngoại sàn UPCoM với 8,8 tỷ đồng. CLX và LTG được mua ròng lần lượt 2,3 tỷ đồng và 1 tỷ đồng. Trong khi đó, BSR bị bán ròng mạnh nhất với 3,8 tỷ đồng. ABI cũng bị bán ròng 1,3 tỷ đồng.

Các chỉ số chứng khoán biến động hẹp ngay trong tuần giao dịch đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ. Trong đó, VN-Index kết thúc tuần giao dịch ở mức 1.345,31 điểm, tăng 10,66 điểm (0,8%) so với phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ. HNX-Index tăng 6,63 điểm (1,93%) lên 350,05 điểm. UPCoM-Index tăng 1,4 điểm (1,49%) lên 95,41 điểm.

Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE

Khối ngoại trên sàn HoSE
Khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp trên HoSE

Trên sàn HoSE, khối ngoại có tuần bán ròng thứ 5 liên tiếp với giá trị gấp 2,4 lần tuần trước đó và ở mức 2.863 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 28,4 triệu cổ phiếu. Tính chung cả 5 tuần vừa qua, dòng vốn ngoại sàn này bán ròng tổng cộng 12.919 tỷ đồng. Khối ngoại sàn HoSE bán ròng tập trung mã VHM với giá trị lên đến 1.822 tỷ đồng.

SSI và VIC đều bị bán ròng trên 400 tỷ đồng. VNM và MSN cũng bị bán ròng lần lượt 352 tỷ đồng và 196 tỷ đồng. Chiều ngược lại, CTG được mua ròng mạnh nhất với 195 tỷ đồng. MBB và HSG được mua ròng lần lượt 191 tỷ đồng và 170 tỷ đồng. VCB và VND cũng đề được mua ròng trên 100 tỷ đồng. Ở sàn HNX, khối ngoại có tuần bán ròng mạnh nhất kể từ tuần 25/2-1/3/2019 với 333 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng là 14,3 triệu cổ phiếu.

Việc khối ngoại sàn HNX bán ròng mạnh như trên là do đột biến từ cổ phiếu API. Cổ phiếu này bị khối ngoại bán ròng 287 tỷ đồng và hầu hết được thực hiện trong phiên 8/9 thông qua phương thức thỏa thuận. PMC và VKC đứng sau với giá trị bán ròng lần lượt 43 tỷ đồng và 20 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VCS được mua ròng mạnh nhất với 10,3 tỷ đồng. EID và SHS đều được mua ròng trên 7 tỷ đồng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *