Chênh lệch giá vàng ở thị trường vàng trong nước

Chênh lệch giá vàng ở thị trường vàng trong nước

Hiện giá vàng SJC đang giao dịch trong khoảng 57,25 triệu đồng/lượng, giảm nhẹ so với các phiên trước nhưng chênh lệch khi mua và bán ra vẫn ở mức rất cao, dao động khoảng 650.000-1 triệu đồng/lượng. Ở trên thế giới, thị trường vàng sáng nay dao động quanh mức 1.790 USD/ounce, đã giảm 2 USD/ounce so với chốt phiên trước.

Đêm qua, giá vàng thế giới đã có lúc vượt lên chạm ngưỡng 1.800 USD/ounce khi mà thị trường dự báo lạm phát ở Mỹ tiếp tục nóng lên, sự hấp dẫn của đồng USD giảm dần. Có lẽ các thông tin này làm cho thị trường dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 8-2021 của Mỹ sẽ tăng 0,4%.

Giá vàng tại thị trường vàng trong nước giảm nhẹ

Mở cửa phiên sáng nay (14/9), giá vàng trong nước giảm nhẹ 50.000 đồng; theo đà giảm của giá vàng thế giới. Tuy nhiên, chênh lệch giá mua và bán ra vẫn tiếp tục giữ ở mức rất cao. Dao động từ 650.000-1 triệu đồng/lượng. Theo đó, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn thông báo giá mua và bán; từ 56,55-57,25 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng.

Giá vàng tại thị trường vàng trong nước giảm nhẹ
Giá vàng trong nước giảm nhẹ 50.000 đồng

Tương tự, tại Công ty Doji cũng giảm 50.000 đồng. Hiện doanh nghiệp này đang giao dịch quanh mức 56,60-57,70 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng SJC tại Công ty Phú Quý lại không có biến động. Hiện doanh nghiệp này niêm yết từ 56,65-57,65 triệu đồng/lượng.

Trên thế giới, giá vàng sáng nay dao động quanh ngưỡng 1.790 USD/ounce. Giảm 2 USD/ounce so với chốt phiên trước. Mức giá này xấp xỉ 49,32 triệu đồng/lượng khi quy đổi theo tỷ giá USD niêm yết tại ngân hàng Vietcombank.

Tỷ giá ngoại tệ tại Ngân hàng Nhà nước

Sáng nay, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm ngày hôm nay ở mức 23.130 VND/USD. Tăng 17 đồng/USD so với ngày 13/9. Với biên độ +/-3%, Ngân hàng Vietcombank niêm yết giá mua và bán từ 22.640-22.870 đồng/USD. Giữ ổn định so với phiên trước.

Ngân hàng Vietinbank và BIDV niêm yết từ 22.665-22.865 đồng (mùa vào/bán ra); cũng không có biến động. Trong khi đó, ngân hàng Eximbank niêm yết giá mua và bán từ 22.660-22.840 đồng/USD. Giảm 10 đồng so với chốt phiên trước.

Giá vàng thế giới

Đêm qua, giá vàng thế giới có lúc vọt lên chạm ngưỡng 1.800 USD/ounce khi thị trường dự báo lạm phát tại Mỹ tiếp tục nóng lên. Sự hấp dẫn của USD đã giảm dần.

Hãng Bloomberg đưa tin giá nguyên vật liệu sản xuất ngày càng tăng khi khâu vận chuyển bị chậm lại, chi phí lao động tăng cao do ảnh hưởng Covid-19. Đặc biệt, giá dầu thô đã tăng lên 70 USD/thùng.

Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới chạm ngưỡng 1.800 USD/ounce

Có lẽ các thông tin này làm thị trường dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8-2021 của Mỹ sẽ tăng 0,4%. Do dự báo CPI nóng lên nên nhiều người chỉ ra lạm phát tại Mỹ tính theo năm (tháng 8-2020 đến 8-2021) sẽ lên tới 5,4%. Cao hơn 0,5 điểm % so với cùng kỳ năm trước là 4,9%.

Dòng tiền chảy vào thị trường vàng bắt đầu giảm dần

Trước những thông tin trên, giới đầu tư tài chính liền hạn chế đưa vốn vào USD khiến đà tăng của đồng tiền này khựng lại. Nhiều người đã dịch chuyển vốn vào kim loại quý. Giá vàng thế giới bật tăng gần 15 USD/ounce, từ 1.785 USD/ounce vọt lên chạm mức 1.800 USD/ounce lúc 23 giờ ngày 13-9.

Sau đó, tiền chảy vào thị trường vàng bắt đầu giảm dần. Nguyên nhân, giới đầu tư đổ xô mua cổ phiếu, giúp chứng khoán Mỹ “xanh” sàn sau khi chìm trong sắc đỏ trong nhiều phiên giao dịch vào tuần trước.

Thế nên khi giá vàng hôm nay không vượt qua mức cản 1.800 USD/ounce, không ít nhà đầu tư đã bán ra thu về lợi nhuận. Giá vàng hôm nay buộc phải hạ nhiệt và đến 6 giờ ngày 14-9 giao dịch tại 1.794 USD/ounce.

Đọc thêm những bài viết liên quan khác của chúng tôi về tài chính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *