Bảo hiểm xã hội là chính sách nhân văn, nhằm đảm bảo cho người lao động lúc về già có nguồn thu nhập nhất định cho việc sinh sống. Không những thế, bảo hiểm xã hội còn trợ cấp cho người lao động nếu chẳng may bị bệnh hoặc tai nạn lao động, thất nghiệp, thai sản…
Thế nhưng vào mùa dịch Covid-19 hiện nay, trên địa bàn TP. HCM, Bình Dương và Đồng Nai, xuất hiện rất nhiều nhóm đối tượng đến những doanh nghiệp trong khu chế xuất tại khu công nghiệp khu vực có nhiều lao động rơi vào hoàn cảnh thất nghiệp để đến hỏi mua “lúa non” sổ BHXH của họ. Cuốn sổ bảo hiểm xã hội vô tình trở thành “món hàng” phục vụ cho một số đối tượng trục lợi nguồn quỹ từ BHXH.
Công nhân bán sổ BHXH để lấy tiền mua xe máy cho em trai mới ra trường
Câu chuyện công nhân bán “lúa non” sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH) không mới. Tình hình dịch Covid – 19 khiến đời sống của nhiều công nhân trở nên bấp bênh. Các nhà máy, công ty hoạt động cầm chừng hoặc phá sản khiến người lao động mất việc. Không có đồng ra đồng vào, trong khi phí sinh hoạt vẫn phải trả. Tôi thấy nhiều người vội chỉ trích họ “không biết tính đường dài”, “bán sinh mệnh tuổi già”… Nhưng không chịu thấu hiểu hoàn cảnh của họ đang ở mức cùng quẫn.
Tôi từng chứng kiến một cô công nhân thất nghiệp, ao ước có số vốn 5 triệu đồng để mở hàng khô; trứng vịt lộn bán mà còn phải hỏi vay tận hai người. Số tiền hàng tháng đã gửi về quê nên tiền tiết kiệm hầu như chẳng có. Xong, cô phải bán sổ bảo hiểm lấy tiền mua chiếc xe máy cho em trai mới vừa ra trường để có phương tiện đi lại.
Vậy nên, với nhiều người, dăm ba chục triệu là số tiền nhỏ, hoặc ít có thể xoay xở được. Nhưng với nhiều công nhân, đây là số tiền lớn phải tích góp khá lâu, thậm chí nếu cần đột xuất thì không thể xoay ra nổi. (Vì thế mới có nhiều trường hợp nhắm mắt đưa chân đi vay nóng bên ngoài, rồi cuộc đời tăm tối từ đó).
Lợi ích và tác hại của việc bán bảo hiểm xã hội
Việc bán sổ BHXH như một thứ ánh sáng le lói cuối đường hầm lúc này. Bởi nếu muốn nhận BHXH một lần, thì phải chờ một năm, trong thời gian đó thì biết lấy tiền đâu lo cho bản thân, gia đình?
Ai cũng biết tuổi già cần lương hưu và cũng chẳng ai bán BHXH hoặc nhận BHXH một lần cả. Nhưng với nhiều người, cần tiền bạc ngay trước mắt để sinh nhai, để mua xe máy chạy giao hàng; làm vốn kinh doanh nhỏ duy trì cuộc sống gia đình khiến họ chọn hy sinh “sinh mệnh tuổi già”.
Vậy nên tôi nghĩ để người lao động có thể xoay được tiền trong lúc cùng quẫn. Một mặt, giải quyết nhu cầu tiền bạc trước mắt. Một mặt vẫn có thể bảo lưu được số năm đóng bảo hiểm của người lao động.
Nhiều người lao động do ngại đi tới đi lui để nhận tiền bảo hiểm, một số người nghỉ việc về quê xa càng ngại hơn nên họ muốn “giao” hẳn cho ai đó làm thủ tục thay cho mình và cầm tiền trước. Số tiền NLĐ nhận được sẽ thấp hơn số tiền đáng ra họ sẽ nhận được (trừ phí dịch vụ). Khoản trừ này có khi là vài triệu đồng, nhưng với NLĐ ít có khi chỉ 40-50% số tiền. Đây là khoản lợi không nhỏ cho những người “gom” được hàng chục, hàng trăm sổ BHXH.
Theo dõi chúng tôi để cập nhật nhiều thêm thông tin mới nhất