Một trong những cách hữu hiệu để ngân hàng huy động vốn, chính là phát hành trái phiếu. Trong trường hợp phát hành trái phiếu cả ngân hàng và nhà đầu tư đều đạt lợi ích nhất định. Khi mua trái phiếu này, nhà đầu tư sẽ được nhận lãi cao từ ngân hàng theo mức quy định. Rủi ro không hệ cao khi phần lãi này không hề phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng, không có biến động kể cả khi ngân hàng kinh doanh thu lỗ.
Bên cạnh đó, khi ngân hàng phá sản, nhà đầu tư cũng sẽ được chi trả cho người nắm giữ trái phiếu trước. Với những nhà đầu tư, chắc chắn đã để ý được trong một tháng trở lại đây, ngân hàng không ngừng phát hành trái phiếu, tuy nhiên vẫn “cháy hàng”. Cùng chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về việc phát hành trái phiếu của các nhà băng trong thời gian gần đây
Ngân hàng ABBank phát hành trái phiếu
Hầu hết lượng trái phiếu ngân hàng phát hành gần 2 tháng qua. Đều do các công ty chứng khoán và ngân hàng mua lại. Chỉ trong vòng hơn 1 tháng gần đây. Hàng loạt ngân hàng công bố huy động thành công hàng ngàn tỷ đồng. Thông qua phát hành trái phiếu riêng lẻ. Mặc dù lãi suất thấp hơn nhiều so với trái phiếu doanh nghiệp. Song toàn bộ trái phiếu riêng lẻ được phát hành vẫn “cháy hàng” ngay sau khi phát hành.
Ngày 16/8, ABBank đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Với lãi suất cố định 3,5%/năm với kỳ hạn 2 năm. Chủ yếu nhằm bổ sung vốn trung, dài hạn, đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. ABBank cho biết, một nhà đầu tư tổ chức trong nước đã mua 100% lượng trái phiếu do đã phát hành.
VIB và BIDV cũng phát hành trái phiếu dồn dập trong 2 tháng qua
Cũng trong ngày 16/8, VIB phát hành thành công 100 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 7 năm. Với lãi suất bằng lãi suất tham chiếu cộng 2%/năm. Trước đó, vào ngày 12/8, VIB đã phát hành riêng lẻ 150 tỷ đồng trái phiếu. Với kỳ hạn 7 năm để tăng vốn cấp 2. Toàn bộ trái phiếu của VIB được một công ty chứng khoán và một quỹ đầu tư chứng khoán mua trọn. BIDV cũng không nằm ngoài danh sách.
Trước đó, ngày 12/8, BIDV đã phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ. Với kỳ hạn 8 năm với lãi suất áp dụng là lãi suất thả nổi cộng với 0,9%/năm. Toàn bộ số trái phiếu này đã được bán cho một tổ chức tín dụng trong nước. Số vốn thu được sẽ được ngân hàng sử dụng để tăng quy mô vốn hoạt động. Đáp ứng nhu cầu vay trung, dài hạn của khách hàng. Lượng trái phiếu phát hành trên cũng thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2.
Trái phiếu ngân hàng VietinBank và ACB phát hành thành công
Một “ông lớn” khác là VietinBank đã thông báo về đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ đợt 9 và đợt 10 năm 2021. Dự kiến phát hành trong tháng 8 hoặc tháng 9. Theo đó, trái phiếu có kỳ hạn 7 năm, tổng giá trị là 100 tỷ đồng. Đầu tháng 7/2021, VietinBank đã phát hành riêng lẻ 100 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 8 năm. Cho một công ty chứng khoán và một công ty bảo hiểm trong nước để tăng vốn cấp 2. Cũng trong tháng 7/2021, ACB công bố phát hành thành công 2.500 tỷ đồng. Trái phiếu riêng lẻ kỳ hạn 3 năm, lãi suất 3,5%/năm. Mục đích của đợt phát hành này là để tăng quy mô vốn hoạt động. Đáp ứng nhu cầu tín dụng cũng như tuân thủ các chỉ tiêu an toàn vốn…
Như vậy, hầu hết lượng trái phiếu ngân hàng phát hành gần 2 tháng qua đều do các công ty chứng khoán và ngân hàng mua lại. Số liệu của Công ty Chứng khoán SSI cũng cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay. Các ngân hàng là quán quân phát hành trái phiếu. Song có tới 82% lượng trái phiếu được phát hành được bán cho tổ chức tín dụng khác và công ty chứng khoán. Hầu hết các công ty chứng khoán đều có mối quan hệ mật thiết với ngân hàng. Nên “trùm cuối” mua lại hầu hết trái phiếu trên thị trường vẫn là các nhà băng