Triển vọng đầu tư cuối năm thế nào khi cổ phiếu thép tăng?

Cổ phiếu thép

Trong những tháng đầu năm, cổ phiếu thép liên tục giảm làm cho nhiều nhà đầu tư lo ngại khi đầu tư vào ngành này. Tuy nhiên, theo những thống kê mới nhất thì cổ phiếu thép tăng mạnh trong những phiên giao dịch. Lý do được cho là do Trung Quốc cắt giảm sản lượng sản xuất thép làm cho cổ phiếu tăng mạnh, có nhiều mã còn tăng kịch sàn. Diễn biến tích cực này khiến nhiều nhà đầu tư phấn khởi và tích cực hơn trong đầu tư. Liệu rằng, trong những tháng cuối năm này, đầu tư vào cổ phiếu thép có thật sự thông minh?

Cổ phiếu thép tăng mạnh

Trước những thông tin tích cực về diễn biến giá thép thế giới và động thái Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép. Để giảm lượng khí nhà kính đẩy nhóm cổ phiếu thép tăng mạnh trong phiên đầu tuần. Một số cổ phiếu thép tăng kịch trần như HSG, TLH, SMC, TVN. Sau tuần nghỉ lễ, thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa trong tâm lý đầy hứng khởi. Kết phiên, VN-Index tăng 11,74 điểm (0,88%) lên 1.346,39 điểm. Trong khi nhiều nhóm cổ phiếu có dấu hiệu bị chốt lời về cuối phiên. Như bất động sản, bất động sản khu công nghiệp, cảng biển. Một số nhóm vẫn giữ được nhịp tăng như thép, chứng khoán.

Trước những thông tin tích cực về diễn biến giá thép thế giới. Và động thái Trung Quốc cắt giảm sản lượng thép để giảm lượng khí nhà kính đẩy nhóm cổ phiếu thép tăng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch hôm qua, một số cổ phiếu thép tăng kịch trần như HSG, TLH, SMC, TVN. Mã TVN của Tổng Công ty Thép Việt Nam dẫn đầu với mức tăng 14,71%. Đóng cửa tại mức giá 15.600 đồng/cp. Nhiều mã trong nhóm cũng ghi nhận mức tăng giá trên 4% như HPG, NKG, POM, VGS và TIS.

Cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát tăng giá 4,07% phiên hôm qua lên mức giá 51.200 đồng/cp. Mã này cũng dẫn đầu về thanh khoản với khối lượng khớp lệnh đạt hơn 48 triệu đơn vị. Tương đương giá trị hơn 2.400 tỷ đồng.

Nhiều nhà đầu tư đặt triển vọng vào nhóm cổ phiếu thép

Cổ phiếu thép tăng mạnh trong phiên giao dịch mới
Nhiều nhà đầu tư đặt triển vọng vào nhóm cổ phiếu thép

Trước đà tăng giá mạnh của cổ phiếu thép. Vậy triển vọng đầu tư nào được đặt ra với nhóm này trong những tháng cuối năm. Trong báo cáo mới đây, khối phân tích của Mirae Asset (Việt Nam) đã đưa ra những phân tích cập nhật với nhóm ngành này.

Theo Mirae Asset (Việt Nam), bên cạnh động lực tăng trưởng ngành xây dựng nội địa. Việc các thị trường lớn của ngành thép như Bắc Mỹ, Châu Âu dần gỡ bỏ dãn cách xã hội đã giúp ngành thép Việt Nam hưởng lợi lớn. Sản lượng thép 6 tháng đầu năm 2021 đạt 15,9 triệu tấn (tăng 37% so cùng kỳ). Trong đó theo số liệu Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) sản lượng xuất khẩu đạt 3,4 triệu tấn (tăng 84,4% so cùng kỳ).

Kết quả kinh doanh khởi sắc của các doanh nghiệp thép trong nửa đầu năm nay còn đến từ việc giá thép tăng cao. Từ tháng 12/2020, giá thép xây dựng được bán ở mức 11,2 triệu đồng/tấn. Đã tăng 53% lên mức 17,2 triệu đồng/tấn vào tháng 5-6/2021 và 16,8 triệu đồng/tấn trong tháng 7/2021.

Có sự phân hóa tăng trưởng trong ngành sản xuất thép

Tuy nhiên, chưa kể đến tác động của dịch COVID-19. Mirae Asset (Việt Nam) cho rằng giá thép tăng quá cao sẽ khiến ngành xây dựng và đầu tư công chững lại. Ngành xây dựng năm 2021 dự phóng tăng trưởng rất nhẹ hoặc trong trường hợp xấu nhất là suy giảm. Thực tế rất nhiều doanh nghiệp đã quyết định tạm hoãn thi công để chờ quyết định bù trừ giá vật tư. Vốn có thể khiến tiến độ chậm hơn từ 6-18 tháng.

Khối phân tích của công ty chứng khoán này nhận định. Cộng hưởng với tác động của tình hình dịch bệnh sẽ tạo ra áp lực dư cung lên các công ty sản xuất thép nội địa trong 6 tháng cuối 2021. Qua đó, Mirae Asset (Việt Nam) đánh giá sẽ có sự phân hóa về tăng trưởng.

Với các công ty sản xuất tôn mạ như Hoa Sen, Nam Kim vẫn duy trì sự tích cực nhờ tỷ trọng xuất khẩu/tổng doanh thu đạt trên 60%. Với các công ty sản xuất thép xây dựng nội địa như Hòa Phát hay Pomina. Mirae Asset (Việt Nam) cho rằng ảnh hưởng sẽ lớn hơn. Song, về tổng quan Mirae Asset (Việt Nam) nhận định 2021 vẫn là một năm tăng trưởng tích cực đối với các công ty trong ngành. Bên cạnh đó, nhu cầu hồi phục hậu COVID-19 sẽ tạo lực đỡ cho ngành trong giai đoạn 2022 trở đi. Ngành thép Việt Nam hiện đang ở mức P/E và EV/EBITDA lần lượt là 9,2 lần và 5,6 lần. Thấp hơn 36% so với trung bình của ngành thép khu vực châu Á.

Cổ phiếu thép tăng mạnh trong những tháng cuối năm
Có sự phân hóa tăng trưởng trong ngành sản xuất thép

Động lực của cổ phiếu thép rất tốt trong những tháng cuối năm

Đánh giá về triển vọng ngành thép 6 tháng cuối năm 2021. Đa phần các công ty chứng khoán đều cho rằng động lực của nhóm này còn rất tốt trong 6 tháng tới. Chẳng hạn, trong báo cáo chiến lược 6 tháng cuối năm 2021 công bố ngày 1/7, chứng khoán VnDirect cho rằng, giá quặng sắt sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao trong 1-2 năm tới do nhu cầu thép toàn cầu mạnh mẽ và hoạt động xuất khẩu của các nhà sản xuất quặng sắt lớn vẫn sẽ ở mức thấp với kế hoạch sản xuất hạn chế. Ở trong nước, kỳ vọng giá thép xây dựng nội địa sẽ đạt 14,8 triệu đồng/tấn. Tăng 32% so với cùng kỳ trong năm 2021.

Đà tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của các công ty thép hàng đầu như HPG. HSG và NKG sẽ tiếp tục tối thiểu đến hết quý 3/2021 nhờ các hợp đồng giao hàng trong 3-4 tháng tới đã được ký kết với khách hàng.

VnDirect cũng kỳ vọng tăng trưởng kép sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ đạt 12%. Trong giai đoạn 2021-2022 nhờ việc: Tăng tốc phát triển hạ tầng trong nửa sau 2021-2022 nhờ vào việc đẩy mạnh đầu tư công. Và Thị trường bất động sản nhà ở sẽ nóng trở lại trong năm 2021 do lãi suất giảm. Và nguồn cung mới mở bán cao hơn.

Xem thêm bài viết tại đây nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *