Thị trường chứng khoán thì luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bảng giá chứng khoán có lẽ đã quá quen thuộc với nhiều người, nhưng làm giàu ở trên thị trường này, bạn cần phải học hỏi nhiều thứ hơn nữa như là kỹ năng phân tích, đánh giá, quản lý bản thân, đặt ra những nguyên tắc cần thiết trong quá trình đầu tư.
Nếu kiểm soát rủi ro không tốt bạn có đầu tư bao nhiêu thì thứ thu về cũng chỉ là thua lỗ. Bạn không chỉ mất tiền mà còn khiến bạn mất cả thời gian quý báu và thậm chí là hối tiếc tới cuối đời. Người đầu tư chứng khoán thành công thì phải kiểm soát được những điều mà chúng tôi đề cập trong bài viết dưới đây
Kiểm soát rủi ro trong đầu tư
Trong giao dịch chứng khoán, kiểm soát rủi ro là nắm được thời điểm chính xác để thực hiện giao dịch: Một là nhất định phải có lợi nhuận, hai là được đánh giá như đã kỳ vọng hoặc vượt qua kỳ vọng đã đề ra.
Nhà đầu tư nhất định phải để bản thân nắm chắc trong tay quyền chủ động kiểm soát rủi ro, tuyệt đối đừng phó thác rủi ro cho thị trường. Khi nhận ra những dấu hiệu bất lợi, bất kể là thua thiệt hay không, đừng đợi tới khi nó bùng phát, mà hay lập tức xử lí rủi ro.
Đừng đợi tới khi bị thị trường chỉ ra lỗi sai mới đi sửa, khi đó bạn chuẩn bị bị đào thải rồi. Vậy nên trước khi giao dịch trên thị trường chứng khoán, cần xem xét tất cả khả năng có thể xảy ra, tìm các biện pháp đối phó.
Trong suốt quá trình giao dịch, nhất định cần lưu ý ý thức của bản thân, đừng để bị mất phương hướng. Bạn lúc nào cũng cần kiểm soát bản thân, biết được mình nên làm gì. Nhà đầu tư không thể tự chủ được, thì chắc chắn là người thất bại. Nhưng tiếc là rất nhiều người giao dịch đều không thể nhận thức được vấn đề này.
Nhạy bén trước các cơ hội
Nhà đầu tư nhạy bén trước cơ hội là trong thời gian ngắn nhất. Giảm mức độ rủi ro xuống thấp nhất, nắm bắt lợi nhuận lớn nhất. Điều này có nghĩa là bạn bỏ ra ít nhất nhưng lại thu về được thứ mình muốn có nhất.
Điều then chốt khi nắm bắt cơ hội là hiểu và nắm chắc những yếu tố tốt nhất trong thị trường. Có phương pháp rồi, bạn cần học cách đợi chờ cơ hội giao dịch của mình. Chứ không phải ngồi đợi “ơn phước” từ thị trường.
Muốn đầu tư thành công, cần phải bỏ ngay thói quen ngồi chờ đợi lỗ thành lãi. Nếu không thì sẽ sớm có một ngày những tổn thất đó sẽ “đá” bạn ra khỏi thị trường.
Điều khó nhất trong giao dịch vẫn là quản lý tiền đầu tư. Có một vài người khi bước chân vào thị trường đã định sẵn là thất bại. Bởi vì mục đích bọn họ dấn thân vào đã vi phạm nguyên tắc cơ bản của thắng lợi – quản lí tiền bạc. Quản lí tiền đầu tư là kỹ năng khó nhất. Nhiều nhà đầu tư bỏ qua khi bước chân vào thị trường.
Theo dõi thị trường chứng khoán thường xuyên
Để đặt lệnh mua – bán cổ phiếu chính xác, trước hết nhà đầu tư cần theo dõi thị trường chứng khoán thường xuyên. Việc phân tích thị trường qua báo cáo của tài chính của các doanh nghiệp hoặc qua các chỉ báo trên bảng đồ thị điện tử. Giúp nhà đầu tư định hướng giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Từ đó xác định được loại cổ phiếu phù hợp cho chiến lược đầu tư của bạn.
Bên cạnh đó, những yếu tố về chính trị – xã hội, chính sách của Nhà nước cũng có tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán. Bởi vậy, hãy cập nhật thường xuyên những tin tức này để có kế hoạch điều chỉnh đầu tư kịp thời.
Warren Buffett –Tỷ phú của ngành chứng khoán đã đưa ra lời khuyên rằng “Đừng bao giờ cho hết tất cả số trứng vào một rổ”. Có nghĩa là bạn nên đa dạng hóa các danh mục đầu tư, mua cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau thay vì chỉ tập trung một công ty. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì vẫn sẽ có cổ phiếu tăng giá các doanh nghiệp khác bù lỗ cho bạn.
Kiểm soát bản thân trong đầu tư chứng khoán
Trong giao dịch, điều quan trọng nhất là bản thân người giao dịch phải hiểu rõ vấn đề quan trọng nhất với mình. Hoàn cảnh thị trường là điều bạn không thể khống chế được. Bạn chỉ có thể kiểm soát chính mình, kiểm soát ý thức, hành vi của bản thân.
Thị trường chứng khoán rất khốc liệt. Nhất là đối với những người chịu ảnh hưởng của tình cảm, dễ bị “nhiễu” bởi thông tin. Có 3 dạng cảm xúc của con người tác động lớn đến hiệu quả giao dịch trên thị trường chứng khoán: tham, sợ, thách thức.
Tham lam và hy vọng hợp lại với nhau khiến người ta mất đi sự kiên nhẫn. Vội vã nổ súng, tự cho mình là đúng, không hành động trái với nguyên tắc. Kết quả thường là thua lỗ. Và cuối cùng là chết trong sự tham lam.
Nỗi sợ hãi khiến cảm xúc con người căng thẳng, bất an. Khiến người ta thiếu đi sự nhẫn nại, vội vã trốn tránh, không thể làm ra chiến thắng. Cuối cùng bị sợ hãi hủy hoại, không kiểm soát được hành vi giao dịch.
Thách thức khiến nhà đầu tư không thể kiên định với lòng tin của mình. Thắng lớn trở thành thắng nhỏ, thắng trở thành lỗ, lỗ nhỏ trở thành lỗ lớn. Cuối cùng bị chôn vùi.
Khi bạn thừa nhận sự tồn tại của lòng tham, nỗi sợ và thử thách. Sau đó mới có thể tập trung vào những quy luật khách quan. Lòng bình thản, mắt không thấy tiền tài, biết đủ để dừng. Con đường phía trước cũng bớt gập ghềnh hơn.
Đặt ra những quy tắc riêng khi đầu tư
Khi đầu tư, đã đặt ra quy tắc của riêng mình thì đừng vi phạm. Chỉ có tôn trọng quy luật của bạn, trái tim bạn mới có thể nhẹ nhõm và vui vẻ. Nhưng đa số mọi người đều không đủ kiên nhẫn. Để bị lòng tham và nỗi sợ làm lung lay, kết quả là chịu tổn thất.
Để thành công trên sàn chứng khoán tuyệt đối không dễ dàng. Bạn phải trải qua một con đường rất dài, phải học một chút. Thực hiện một chút, hiểu một chút, tiến bộ một chút. Thất bại và đau khổ chính là người thầy tốt nhất của bạn. Quả thật đối với người đầu tư, tâm thái vô cùng quan trọng.
Vô số bậc thầy, cao thủ trên thị trường chứng khoán đều nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm thái trong giao dịch. Làm thế nào để có tâm thái giao dịch tốt nhất? Là nhìn thấu hồng trần, tim không loạn nhịp? Là khắc phục điểm yếu, duy trì lí trí? Hay là tâm lặng như nước, bình thản đối diện?
Thực tế, cho dù bạn nỗ lực thế nào đều không thể nào loại bỏ hết được sự tiêu cực của tâm thái. Một nhà đầu tư chứng khoán thành công không chỉ là người kiếm được tiền mà còn là người có thể khống chế tốt được ảnh hưởng của tâm thái tới cảm xúc, khách quan, bình tĩnh trước mọi quyết định.
Khi thích ứng được với những tâm thái tiêu cực, chấp nhận sự tồn tại của nó. Những quyết định của bạn sẽ tự nhiên mà trở nên khách quan, trở nên thuận lợi.