Kienlongbank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ

Kienlongbank được Ngân hàng nhà nước chấp thuận cho tăng vốn điều lệ

Vào ngày 07 tháng 9 năm 2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản chấp thuận đề nghị tăng vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (Kienlongbank, với mã cổ phiếu UPCoM là KLB). Theo đó, Ngân hàng nhà nước đã chấp thuận về đề nghị của Kienlongbank trong việc tăng vốn điều lệ tối đa thêm khoảng 415,86 tỷ đồng dưới hình thức phát hành cổ phiếu để có thể trả cổ tức cho các cổ đông đang hiện hữu.

Theo các kế hoạch đã được cổ đông thông qua tại Đại hội cổ đông 2021, Kienlongbank sẽ phát hành hơn khoảng 41,58 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho các cổ đông với tỷ lệ khoảng 13%, tức cổ đông nếu sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm khoảng 13 cổ phiếu mới.

Ngân hàng sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 13%

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật, Kienlongbank thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Thông tư số 50/2018/TT-NHNN ngày 31/12/2018 của Thống đốc NHNN quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục chấp thuận một số nội dung thay đổi của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Ngân hàng sẽ chi trả cổ tức tỷ lệ 13%
Hiện vốn điều lệ của Kienlongbank mới chỉ ở mức 3.236 tỷ đồng

Nguồn phát hành từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2020 đã được kiểm toán của Kienlongbank sau khi trích lập các quỹ. Thời gian dự kiến hoàn thành việc tăng vốn chậm nhất ngày 31/10/2021.

Hiện vốn điều lệ của Kienlongbank mới chỉ ở mức 3.236 tỷ đồng. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của nhà băng này sẽ tăng lên 3.653 tỷ đồng.

>>> Xem thêm về chuyên mục tài chính – ngân hàng

Kienlongbank chuyển đổi số – phòng giao dịch 5 sao đến Digital Bank

Digital Banking của Kienlongbank sẽ thay đổi hoàn toàn

Không chỉ là công nghệ, Digital Banking của Kienlongbank sẽ thay đổi hoàn toàn tư duy; thói quen và tâm lý của người dùng. Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm “cá nhân hoá toàn diện”. Hướng đến hình thành ngân hàng thông minh 4.0 tiên tiến, hiện đại bậc nhất.

Hiện tại, theo thống kê thì có đến 59% người Việt Nam có tài khoản ngân hàng, 67% sử dụng internet và 70% sử dụng điện thoại thông minh. Tuy nhiên, lại chỉ có chưa đến 20% các giao dịch ngân hàng thông qua trực tuyến và thanh toán kỹ thuật số, mặc dù từ năm 2017, Chính phủ Việt Nam đã kích hoạt một xã hội không tiền mặt vào năm 2020, tập trung vào phát triển thanh toán kỹ thuật số.

Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2030 là 106 triệu người. Tỷ lệ chi tiêu của khách hàng sẽ tăng lên. Cùng với đó là sự tăng trưởng trong tầng lớp trung lưu. Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, số lượng người dùng điện thoại thông minh gia tăng sẽ thúc đẩy nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng được phân phối qua các kênh di động.

Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường

Việt Nam sẽ có một thế hệ "khách hàng số" chi phối thị trường
Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường

Đến năm 2025, Việt Nam sẽ có một thế hệ “khách hàng số” chi phối thị trường. Với những mong muốn và kỳ vọng cao hơn về các sản phẩm, dịch vụ tài chính số. Chính vì vậy, các ngân hàng sẽ phải chuyển đổi từ việc lấy sản phẩm làm trung tâm. Sang lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung nâng cao trải nghiệm của người dùng cuối.

Xác định tầm quan trọng của chuyển đối số trong hoạt động ngân hàng. Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank) đang nhanh chóng tiến hành quá trình đổi mới. Từ mô hình kinh doanh truyền thống sang kinh doanh ngân hàng số. Với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Nhằm bắt kịp những thay đổi về xu hướng, hành vi tiêu dùng của khách hàng. Sắp tới đây, ngân hàng số Kienlongbank sẽ chính thức ra mắt với hàng loạt dịch vụ số. Giúp khách hàng tận hưởng những trải nghiệm hoàn toàn mới trong kỷ nguyên 4.0.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *