Dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế trong nước và thế giới. Sự trở lại của dịch bệnh làm cho nền kinh tế nước nhà bị đóng băng. Nhiều ngành nghề và chủ thể kinh doanh phải ngừng hoạt động sản xuất. Sự ảnh hưởng của dịch bệnh còn làm cho thị trường chứng khoán trở nên bất ổn. Nhiều phân tích cho thấy thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục mất điểm nếu tình hình dịch bệnh không mấy khả quan. Con đường tiếp theo của thị trường chứng khoán phụ thuộc rất nhiều vào thời gian kiểm dịch, cùng chúng tôi xem bài viết nhé!
Dịch bệnh ảnh hưởng thị trường chứng khoán
Bộ phận vĩ mô Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) trong báo cáo gần nhất đã hạ dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay từ 6,7% xuống 5,5%. Mặc dù vậy, đây chỉ là ảnh hưởng mang tính thời điểm. Và GDP được kỳ vọng tăng trưởng trên 6,5% trong 2 năm tiếp theo. “Đối với thị trường chứng khoán, yếu tố ảnh hưởng đến dòng tiền vào thị trường không phải dịch bệnh. Mà là kỳ vọng hay niềm tin vào xu hướng tăng trưởng của thị trường còn mạnh hay không”, đại diện BVSC cho biết.
TTCK được nhiều chuyên gia dự báo sẽ có sự phân hóa mạnh, tức nhiều cổ phiếu giảm giá, dòng tiền chủ yếu tập trung vào một số nhóm ngành và doanh nghiệp chủ chốt có khả năng vượt “bão” COVID-19 thành công. “Với quyết tâm cao của Chính phủ, các bộ, ngành trong phòng dịch bệnh, các chính sách đồng bộ của Chính phủ như: Chiến dịch tiêm vaccine…, hy vọng đến cuối năm, có thể kiểm soát được dịch bệnh, qua đó đảm bảo tăng trưởng.
Nhiều kịch bản cho thị trường chứng khoán tháng 9
Các công ty chứng khoán đặt ra nhiều kịch bản cho thị trường trong tháng 9. Trong đó diễn biến của đại dịch Covid-19 là yếu tố chính quyết định xu hướng. Không đưa ra một mục tiêu cố định. Báo cáo chiến lược tháng 9 của các thành viên thị trường đặt ra các kịch bản khác nhau cho VN-Index. Dựa trên thời gian kiểm soát đại dịch Covid-19.
Trung tâm phân tích Công ty Chứng khoán SSI (SSI Research) dự báo VN-Index vượt ngưỡng kháng cự 1.350 điểm. Và tiến gần ngưỡng 1.380 điểm khi định hướng. Và lộ trình mở cửa lại nền kinh tế được Chính phủ cụ thể hóa, tâm lý nhà đầu tư lạc quan.
Lộ trình này nếu không như dự kiến sẽ tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư. Do rủi ro triển vọng tăng trưởng lợi nhuận kém kéo dài. VN-Index, trong kịch bản này, có thể quay lại với trạng thái điều chỉnh. Trước khi tìm kiếm điểm cân bằng tại vùng hỗ trợ 1.285 – 1.300 điểm.
“Chúng tôi cho rằng triển vọng thị trường trong ngắn hạn đang ở trạng thái chưa được xác định rõ ràng. Do vẫn chưa thể đánh giá hết những ảnh hưởng về mặt kinh tế của làn sóng Covid lần thứ tư. Cũng như thời điểm chính thức TP HCM và các tỉnh phía Nam có thể quay trở lại các hoạt động giao thương bình thường”, SSI Research đánh giá.
Nới lỏng giãn cách là kỳ vọng cho thị trường chứng khoán
Việc nới lỏng giãn cách một cách thận trọng kỳ vọng diễn ra từ quý IV. Và các biện pháp hỗ trợ được mong đợi sẽ kích hoạt một quá trình hồi phục kinh tế mới. Chất xúc tác hiện tại cho chứng khoán vẫn nằm ở chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nới lỏng. Được đánh giá vẫn còn dư địa.
Ngược lại, trong quý III, nhóm phân tích cho rằng sẽ không quá bất ngờ. Khi lợi nhuận của các công ty niêm yết có thể tăng trưởng chậm lại hoặc sụt giảm khi hoạt động tiêu dùng. Đầu tư và xuất khẩu ròng hiện đều đi xuống do tác động của dịch bệnh.
Công ty chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) cũng đưa ra hai kịch bản cho thị trường. Theo đó, trong tình huống tiêu cực nhất, VN-Index được kỳ vọng sẽ tìm thấy ngưỡng hỗ trợ quanh mốc 1.200 điểm. Còn trong kịch bản lạc quan. Nhóm phân tích hy vọng dịch bệnh sớm được kiểm soát. VN-Index có thể hướng đến đỉnh cao mới ở mức 1.440 điểm.
“Thị trường đã phản ánh phần nào tác động tiêu cực của đợt bùng phát dịch lần thứ tư. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh và thành phố lớn. Đây là biến số đối với nền kinh tế. Và được kỳ vọng tiếp tục phản ánh qua biến động của thị trường trong tháng 9”, báo cáo viết.
Dịch bệnh được kiểm soát giúp thị trường chứng khoán khôi phục
Tương tự SSI và Mirae Asset, báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cũng đưa ra hai kịch bản cho tháng 9. Theo đó, VN-Index có thể duy trì đà tăng và hướng về ngưỡng 1.400 điểm. Khi dịch bệnh kiểm soát vào giữa tháng 9. Khối ngoại quay trở lại mua ròng, tâm lý thị trường lạc quan. Với kịch bản thứ hai, VN-Index có thể kiểm tra lại vùng 1.300 điểm sau nhịp hồi phục. Nếu việc kiểm soát dịch bệnh không như kỳ vọng.
“Diễn biến dịch bệnh phức tạp so với dự báo, khối ngoại duy trì trạng thái rút ròng. Cùng triển vọng kết quả kinh doanh quý III kém tích cực sẽ là yếu tố kìm hãm đà hồi phục”. BSC dự báo và cho rằng VN-Index có thể vận động tích lũy trong vùng 1.280 – 1.350 điểm với kịch bản này. TTCK đang đón đợi quý III/2021 không mấy khả quan đến có sự quan sát thêm cũng hợp lý. Nếu Việt Nam đẩy mạnh tốc độ tiêm vacine tại các thành phố lớn. Thị trường chứng khoán sẽ sớm hồi phục.