Phân tích tình hình cây nến đỏ trên thị trường chứng khoán phái sinh

chứng khoán Việt Nam

Với cây nến đỏ dài cuối giờ giao dịch vừa qua, VN-Index sẽ đi về đâu? Ngày 1/6 có thể nói là ngày giao dịch lịch sử đối với các nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam. Chỉ tính riêng trong phiên giao dịch đầu năm, khối lượng giao dịch của Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh đã vượt 21,7 nghìn tỷ đồng. Nếu chỉ tính một nửa số giờ giao dịch, đây là mức thanh khoản cao trong lịch sử trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải đáp cho tình hình chứng khoán phái sinh này trong bài viết sau.

Tình hình thị trường khi xuất hiện cây nến đỏ dài

Với cơn lũ lệnh và tiền chảy vào hệ thống và thị trường, lãnh đạo HOSE đã phải quyết định ngừng giao dịch phiên chiều để bảo vệ sự an toàn của hệ thống. Một sự kiện cũng có thể nói là lịch sử. Do giá đóng cửa của chứng khoán ngày này là giá khớp lệnh cuối cùng; trong buổi sáng nên về danh nghĩa VN-Index. Tăng gần 10 điểm (0,73), trong khi chỉ số VN30 tăng 8 điểm (0,55%).

thị trường khi xuất hiện cây nến đỏ dài
Tình hình của VN-Index

Kết quả trên không phản ánh đúng cung cầu của thị trường. Bởi 30 phút trước khi đóng cửa phiên sáng, hoạt động chốt lời của nhà đầu tư diễn ra trên diện rộng; khiến VN-Index giảm mạnh với 1 cây nến đỏ dài (Xem hình dưới). Tình hình cũng tương tự đối với VN30.

Sau một thời gian dài tăng điểm liên tiếp (4 tuần với VN-Index và 9 tuần với VN30); việc điều chỉnh của chỉ số là điều không ngạc nhiên đối với giới phân tích và những nhà đầu tư có kinh nghiệm. Cần lưu ý là, mức hỗ trợ mạnh gần nhất của VN-Index hiện đang nằm ở vùng 1.320 điểm, trong khi với VN30 là 1.457 điểm.

Phản ứng của các nhà đầu tư

Những ngày gần đây các công ty chứng khoán mặc dù vẫn nhìn nhận thị trường sẽ còn tiếp tục đi lên. Nhưng họ cũng không quên khuyến nghị nhà đầu tư chốt lời; đối với những mã cổ phiếu đã tăng nóng trong thời gian qua. Đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng, thép và chứng khoán.

Nhà đầu tư cũng được khuyến nghị giảm tỷ lệ vay margin; không mua đuổi và chỉ mua trading ngắn hạn trong những phiên điều chỉnh của thị trường. Khi thị trường tiếp cận tới những ngưỡng kháng cự cao hơn.

Quản trị rủi ro để bảo vệ thành quả, tránh nguy cơ thua lỗ; là vấn đề cần được ưu tiên trong giai đoạn này của thị trường. Để bảo vệ danh mục đầu tư của mình ở giai đoạn thị trường tiềm ẩn những biến động lớn, nhà đầu tư cũng có thể mở vị thế phái sinh.

Để giúp nhà đầu tư tối thiểu hóa chi phí giao dịch; hiện Công ty chứng khoán AIS đang là một trong những công ty áp dụng chính sách miễn phí giao dịch phái sinh. Trong vòng 3 tháng cho khách hàng mở mới tài khoản tại đây. Mức phí giao dịch 3 tháng tiếp theo chỉ ở mức 400 đồng/hợp đồng; và sau đó là 900 đồng/hợp đồng, thấp nhất trên thị trường hiện nay.

Mô hình hình cây nến là gì?

Mô hình nến là một trong những công cụ căn bản và không thể thiếu trong phân tích kỹ thuật khi đầu tư chứng khoán. Đồ thị dạng nến ra đời vào khoảng năm 1724 – 1803 bởi một người đàn ông người Nhật tên là Munehisa Homma. Nó là một dạng đồ họa thể hiện sự biến đổi của giá của một loại chứng khoán cụ thể. Những người theo trường phái phân tích kỹ thuật sẽ dùng các mô hình nến kết hợp với một số chỉ báo khác để dự đoán diễn biến của thị trường.

mô hình cây nến
Giải thích mô hình nến

Hình nến là một hình vẽ thể hiện sự thay đổi giá trong một khung thời gian xác định; và được biểu thị bằng một hình cây nến. Với 2 phần chính là thân nến và bóng nến (bấc nến). Phần thân nến thường có màu trắng/đen (hoặc xanh/đỏ) thể hiện xu hướng tăng/giảm. Và phần bóng nến ở bên trên và bên dưới thân nến. Phần thân nến nằm giữa mức giá mở cửa và giá đóng cửa. Trong khi phần bóng nến nằm giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất trong 1 phiên giao dịch.

Nến có màu trắng (hoặc xanh) là nến tăng (bull) biểu thị giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa. Nến có màu đen (hoặc đỏ) là nến giảm (bear) biểu thị giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *