Theo phân tích thì dự phóng công ty có thể hoàn thành 88% kế hoạch về lợi nhuận trong năm nay dù ảnh hưởng lớn từ làn sóng dịch bệnh Covid 19 lần thứ 4 này. Đến năm 2022 thì cổ phiếu MWG có thể hồi phục khá, giá mục tiêu sẽ chuyển sang năm sau, vì vậy khuyến nghị mua đối với loại cổ phiếu này.
Cổ phiếu MWG có doanh thu thuần tăng 12,3% và lợi nhuận sau thuế là 25,9%, trong đó biên lợi nhuận sau thuế có mức tăng lên đến 4,1%. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về giá cổ phiếu, lợi nhuận cũng như tăng trưởng của cổ phiếu MWG tăng trưởng ra sao trong thời gian tới nhé.
Khuyến nghị mua cổ phiếu MWG
Trong 6T2021, giai đoạn mà sự xuất hiện trở lại của dịch COVID-19 tại TP.HCM; một trong những thị trường quan trọng nhất của công ty, mới bắt đầu vào tháng 6 (giãn cách theo Chỉ thị 15). Trong khi các làn sóng trước đó ở một số tỉnh có thể tác động không nhiều. Mức tăng trưởng này có phần nổi bật còn do 6T2020 (tăng trưởng doanh thu thuần ~8% n/n và LNST giảm 4%); ghi nhận đợt giãn cách xã hội quy mô lớn đầu tiên ở nhiều tỉnh thành trong tháng 4. Và chuỗi DMS (chuỗi DMX siêu nhỏ) chưa xuất hiện.
Ngoài biên lợi nhuận gộp tăng từ 21,4% trong 6T2020 lên 22,7% trong 6T2021; lợi nhuận hoạt động tài chính tăng (từ -21 tỷ đồng trong 6T2020 lên 269 tỷ đồng trong 6T2021, chủ yếu nhờ thu nhập lãi); cũng hỗ trợ lợi nhuận của công ty. Mặc dù tỷ lệ CPBH&QL/doanh thu thuần tăng (từ 16,4% trong 6T2020 lên 17,6% trong 6T2021).
Trong khoảng đầu tháng 7, các biện pháp giãn cách xã hội chặt hơn; và việc hạn chế kinh doanh online đối với nhiều sản phẩm tại TP.HCM và một số tỉnh phía Nam được áp dụng; đã ảnh hưởng bất lợi đến hai trụ cột chính của công ty là chuỗi TGDD và DMX.
Xem thêm: Tin tức hay về phân tích cơ bản
Doanh thu thuần vẫn báo tăng
Tuy nhiên, MWG báo cáo doanh thu thuần tăng trưởng ~10% n/n và vẫn có LNST 231 tỷ đồng (- 29% n/n) trong tháng 7; nhờ thúc đẩy bán hàng ở các khu vực ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và chuỗi DMS. Bên cạnh đó chuỗi BHX cũng gia tăng đóng góp. Tổng doanh thu của TGDD và DMX trong tháng 7 giảm ~24% n/n. Với gần 2.000 cửa hàng (chiếm ~70% tổng số cửa hàng trên toàn hệ thống) đã tạm thời đóng cửa hoặc hạn chế bán hàng trực tiếp và online từ nửa cuối tháng 7.
Lũy kế trong 7T2021, cổ phiếu MWG ghi nhận doanh thu thuần tăng 11,9% n/n, đạt 71.986 tỷ đồng và LNST tăng 18,3% n/n, đạt 2.784 tỷ đồng. Chuỗi TGDD báo cáo doanh thu thuần tăng 1% n/n (6T2021: +7% n/n). Với số lượng cửa hàng là 949 (2020: 913). Doanh thu chuỗi DMX tăng 3% n/n (6T2021: +5% n/n) với số lượng cửa hàng là 1.763 (2020: 1.427); bao gồm 589 cửa hàng DMS tính đến tháng 7 (2020: 302).
2022 MWG có thể phục hồi nhưng khó bùng nổ
Dự báo về năm 2022, theo BVSC, lợi nhuận sau thuế của MWG có thể đạt 5.788 tỷ đồng, tăng 44% so với cùng kỳ. Yếu tố hỗ trợ cho mức tăng trưởng 2022 đến từ tăng trưởng doanh thu mảng điện tử điện máy. Nhờ kỳ vọng sức mua hồi phục và triển vọng gia tăng thị phần của MWG và xu hướng cải thiện hiệu quả của chuỗi Bách Hoá Xanh. Bên cạnh duy trì tăng trưởng doanh thu nhờ mở cửa hàng; và cải thiện chất lượng doanh thu cửa hàng hiện hữu.
Trong khi đó, Chứng khoán KB đưa ra dự báo tích cực hơn về kết quả kinh doanh năm 2022 của MWG. Cụ thể, theo KB, doanh thu thuần năm 2022 của MWG có thể đạt 131.814 tỷ đồng; và lợi nhuận sau thuế đạt 6.149 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT MWG cho biết, thu nhập giảm, sức mua giảm; khả năng chi trả của người dân giảm không chỉ trong năm 2022. Và có thể kéo dài sang năm 2023, 2024 tuỳ thuộc sự phục hồi của ngành sản xuất.
Nhiều người đang ăn hết của để dành và một số đã đến cả tình huống cho gì ăn nấy. “Trong năm sau nếu dịch kiểm soát một cách tương đối, giảm giãn cách hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường; thì tình hình kinh doanh có thể phục hồi. Nhưng khó bùng nổ như một cái lò xo bị ép lại chờ ngày bung ra”, ông Tài nói