Khi xu hướng ngắn hạn đang điều chỉnh và giá về gần ngưỡng hỗ trợ trung hạn nhưng triển vọng dài hạn vẫn là tăng trưởng thì thị trường phái sinh sẽ khiến nhà đầu tư gặp khó khăn. Lợi nhuận lớn không nằm trong giai đoạn xu hướng ngắn hạn mâu thuẫn với xu hướng dài hạn. Để giao dịch tỷ trọng lớn, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi thời cơ để thị trường có thời gian “ sửa chữa ”, cân bằng cung cầu, tạo hình mẫu với xác suất mở cửa cao hơn. Mời bạn đọc cùng cập nhật những thông tin mới nhất về tình huống cùng chúng tôi.
Tình huống chuẩn bị tái cơ cấu của các quỹ ETF
Ngày 19/7, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) công bố danh mục các cổ phiếu được đưa vào rổ chỉ số VN30-Index, có hiệu lực từ 2/8/2021. Theo đó, trong tuần này, các quỹ ETF dựa trên chỉ số này sẽ thực hiện việc cơ cấu, thêm vào ACB, GVR, SAB và loại bỏ REE, SBT, TCH ra khỏi danh mục.
Trong khi 3 mã mới là ACB, GVR, SAB sẽ được các quỹ ETF mua vào. Nhưng chưa được đưa vào rổ để tính toán chỉ số VN30-Index trong tuần này; thì một loạt cổ phiếu với tỷ trọng lớn như TCB, HPG, VPB, MBB bị bán ròng mạnh. Theo đó, chỉ số có thể bị ảnh hưởng tiêu cực và gây áp lực lên bên nắm giữ hợp đồng mua (Long), vốn đã bị “chèn ép” trong phiên giao dịch cuối tuần qua.
Tình huống dò đáy
Pha sập gãy bất ngờ từ ngay phiên đầu tuần qua đã làm sụp đổ các kịch bản giao dịch ngắn hạn. Đẩy chỉ số và các hợp đồng tương lai về vùng hỗ trợ 1.400 điểm. Lực cầu bắt đáy tăng lên, nhưng dòng tiền thay vì đổ vào nhóm blue-chip để dẫn dắt thị trường; lại có dấu hiệu chuyển dịch sang nhóm cổ phiếu vốn hóa trung bình trong nhóm bất động sản.
Kết quả không có gì bất ngờ khi một lần nữa VN30-Index lại đóng cửa bất phân thắng bại; ở ngay mức hỗ trợ tâm lý 1.400 điểm. Nền giá tạm thời ổn định, nhưng chỉ số không hình thành mẫu hình đảo chiều, khiến xác suất tạo đáy ngắn hạn của thị trường vẫn còn là ẩn số. Trên đồ thị giờ của VN30-Index, đỉnh sau được tạo thấp hơn đỉnh trước và đáy sau được tạo thấp hơn đáy trước, cho thấy áp lực bán vẫn rất chủ động.
Diễn biến thị trường
Các hợp đồng tương lai đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch. VN30F2108 (F2108) giảm 1,83%, còn 1.401 điểm; VN30F2109 (F2109) giảm 1,84%, còn 1.400,60 điểm; hợp đồng VN30F2112 (F2112) giảm 1,80%, còn 1.401,80 điểm; hợp đồng VN30F2203 (F2203) giảm 2,03%, còn 1.400 điểm. Hiện tại, chỉ số cơ sở VN30-Index đang ở mức 1.401,53 điểm.
Khối lượng và giá trị giao dịch của thị trường phái sinh tăng; lần lượt 38,91% và 38,83% so với phiên cũ. Cụ thể, khối lượng giao dịch F2108 tăng 39,22% với 339.160 hợp đồng được khớp lệnh. Hợp đồng F2109 đạt 474 hợp đồng, giảm 10,57%.
Khối ngoại có phiên mua ròng thứ 2 liên tiếp nhưng khối lượng mua ròng giảm mạnh và chỉ đạt 347 hợp đồng. Tiếp nối xu hướng tuần trước; hợp đồng F2108 giảm điểm mạnh trong hai phiên giao dịch đầu tuần. Bên mua chỉ thật sự trở lại trong 2 phiên giao dịch tiếp theo và giúp giá hợp đồng leo dốc ấn tượng. Tuy nhiên, bên bán một lần nữa trở lại vào phiên giao dịch cuối tuần khiến hợp đồng F2108 đóng cửa ở mức khá sâu so với tham chiếu.
Điểm mở lệnh phù hợp chưa xuất hiện
Thị trường phái sinh đang đặt nhà đầu tư vào tình huống khó xử. Khi chiều hướng ngắn hạn là điều chỉnh, giá tiệm cận về các ngưỡng hỗ trợ trung hạn. Nhưng triển vọng dài hạn vẫn là tăng trưởng. Theo đó, chiến lược “giao dịch theo xu hướng” chưa có điểm mở lệnh phù hợp. Nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát diễn biến thị trường để có quyết định phù hợp.
Đối với chiến lược “giao dịch ngắn hạn”, ván cược lúc này là kỳ vọng hợp đồng VN30F1M giữ được mốc hỗ trợ tại đáy cũ 1.360 điểm. Với rủi ro trong khoảng 10 – 15 điểm, nhà đầu tư có thể canh mở vị thế mua; khi giá điều chỉnh về vùng 1.370 – 1.380 điểm và cắt lỗ nếu giá thủng mốc 1.360 điểm. Đối với các vị thế bán (Short), nhà đầu tư chỉ nên cân nhắc mở mới khi giá sập gãy mức 1.350 điểm. Hướng xuống mức hỗ trợ tâm lý 1.280 – 1.300 điểm.