Ở bất kỳ thời điểm nào, thị trường chứng khoán luôn bị chi phối bởi lòng tham và nỗi sợ hãi. Tâm lý đám đông dùng để chỉ nhóm các nhà đầu tư hay các nhà đầu tư riêng lẻ, thường dựa vào hành động của nhà đầu tư khác để hành động. Theo thống kê của một công ty chứng khoán tại Việt Nam, vòng quay bình quân của một nhà đầu tư cá nhân là khoảng 2,59 năm, tức là từ lúc họ tham gia thị trường đến lúc rời bỏ thị trường là 2,59 năm.
Việc các nhà đầu tư rời bỏ thị trường sau khoảng thời gian ngắn là thực tế đáng buồn, nguyên nhân có rất nhiều từ thiếu kiến thức cho đến việc coi đầu tư chứng khoán như “đánh bạc”. Trong đó tâm lý đám đông là một nguyên nhân muôn thuở khiến nhiều nhà đầu tư thua lỗ lớn nhất. Cùng douneika.com tìm hiểu xem thâm lý đám đông ảnh hưởng như thế nào đến thị trường chứng khoán và các nhà đầu tư cần loại bỏ tâm lý đám đông như thế nào?
Tâm lý đám đông ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Tâm lý đám đông dùng để chỉ một nhóm các nhà đầu tư hay nhà đầu tư riêng lẻ, thường dựa vào hành động của các nhà đầu tư khác để hành động. Khi người khác mua vào, mình cũng mua vào, khi người khác bán ra, mình cũng bán ra.
Tâm lý đám đông thường xuất hiện trong hai trường hợp: Một là, nhà đầu tư quá hưng phấn. Hai là, nhà đầu tư quá sợ hãi. Cả hai trường hợp đều nguy hiểm như nhau. Quá hưng phấn sẽ tạo ra giá ảo, không thực chất; còn quá sợ hãi thì bán tháo tất cả để “cắt lỗ”. Khi đám đông cùng nhau mua cổ phiếu thì giá sẽ tăng và ngược lại.
Đây được cho là một nhược điểm cố hữu trên thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Khi thị trường tiêu cực, đó dễ dàng gây ra hiệu ứng domino (phản ứng chuỗi). Tạo ra một chuỗi thay đổi tuyến tính khiến thị trường trở nên hoảng loạn. Gây ra việc bán tháo cho các nhà đầu tư.
Nhiều người khi bước chân vào thị trường chứng khoán. Nếu bạn vẫn còn giữ tâm lý sợ hãi sẽ không bao giờ thành công. Người tham gia sợ đầu tư, sợ mạo hiểm, sợ thua lỗ… Dè dặt trong từng nước đi. Việc này khiến cho người chơi thu lời rất ít hoặc thua lỗ. Vì vậy, đầu tư vào chứng khoán nếu có gặp khó khăn. Hãy chọn trực tiếp đối mặt thay vì né tránh.
Câu chuyện thực tế về tâm lý thị trường
Thực tế này diễn ra rất nhiều, có thể nói là phổ biến trên thị trường chứng khoán. Năm 2006, nhiều nhà đầu tư đã bán cổ phiếu FPT với giá 200.000 đồng/cp. Vì lý do giá này đã quá cao, sau đó giá cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh và họ mua lại với giá 500.000 – 600.000 đồng/cp. Kết quả là thua lỗ nặng nề, thậm chí có người đã cắt lỗ cổ phiếu này ở giá 50.000đ chỉ hơn 2 năm sau đó.
Ở châu Âu, thiên tài vật lý Newton từng mất trắng tài sản của mình vì cổ phiếu South Sea. Newton mua cổ phiếu South Sea ở mức giá khoảng 130 Bảng vào đầu tháng 1/1720, đến tháng 4/1720, Newton chốt lãi trên 100%. Nhưng đến tháng 6/2020, cổ phiếu South Sea tăng giá lên 1.050 Bảng và Newton quay lại mua cổ phiếu vào giai đoạn này.
Đến tháng 9/1720, giá cổ phiếu South Sea giảm giá còn dưới 130 Bảng. Newton đã mất trắng 20.000 Bảng, tương đương hàng triệu USD ngày nay. Sau khi mất phần lớn tài sản, ông phải thốt lên rằng: “Tôi có thể đo đạc được chuyển động của các thiên thể, nhưng chẳng thể nào đo được sự điên rồ của con người”.
Bài học rút ra cho nhà đầu tư chứng khoán
Từ câu chuyện trên, bài học rút ra cho nhà đầu tư. Thứ nhất, trên thị trường chứng khoán, phần thắng không thuộc đám đông. Vì thế hãy tư duy độc lập và hành động theo lý trí. Thứ hai, để thành công, hãy mua cổ phiếu khi định giá hấp dẫn thay vì theo tin đồn.
Thực tế cho thấy, nhà đầu tư nhỏ lẻ thường nghe ngóng thông tin nội bộ hay những thông tin đột biến về doanh nghiệp nào đó để mua cổ phiếu với kỳ vọng tăng giá mạnh trong tương lai.
Bên cạnh đó, tâm lý thích mua theo các tin đồn rỉ tai nhau về tin tức cổ phiếu cũng chi phối phần lớn quyết định mua bán, giao dịch của nhà đầu tư cá nhân. Điều này góp phần tạo ra tâm lý đám đông của các nhà đầu tư cá nhân chạy theo tin đồn thất thiệt, những thông tin không chính xác hoặc những cổ phiếu có nhu cầu mua ảo do bị một hoặc một số nhóm người thao túng.
Cách thức xóa bỏ tâm lý đám đông
Để không bị cuốn theo đám đông thì nhà đầu tư cần trang bị cho mình về kiến thức và chiến lược giao dịch cụ thể:
- Một là, lên lịch các sự kiện quan trọng để nắm bắt được điểm rơi khi nào sự kiện đó xảy ra
- Hai là, hiểu được sự kiện đó có tác động đến thị trường như thế nào
- Ba là, phân tích mức độ ảnh hưởng của sự kiện đối với thị trường chung và các công ty cụ thể
- Bốn là, lên kịch bản cho các kế hoạch rõ ràng để không bị cuốn theo đám đông
Nhà đầu tư huyền thoại ngài Warren Buffett đã nói. “Các bạn đừng chạy theo đám đông, hãy đặt đúng câu hỏi”. Một trong những phẩm chất nên có khi tham gia vào thị trường tài chính. Đó là nhìn nhận sản phẩm theo góc độ tiêu dùng. Tổng quan dựa trên những con số. Đôi khi nhà đầu tư bỏ công sức để phân tích nhưng lại chỉ tin vào bản thân. Không xem xét các vấn đề khác dẫn tới cái nhìn một chiều.
Để đi đúng hướng, người chơi cần tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm. Như vậy, họ mới có cái nhìn tổng quan và sâu sắc. Đừng chỉ vì cảm xúc yêu-ghét mà bỏ qua những nguồn lợi nhuận khổng lồ.
Theo thống kê 95% nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán đều bị bào mòn tài khoản và vướng phải những khoản thua lỗ. Bạn muốn mình nằm trong 5% ít ỏi kia. Hay vẫn tiếp tục chạy theo số đông để kỳ vọng vào những cơ hội dễ dàng, chớp nhoáng.