Cổ phiếu ngành dược là nhóm cổ phiếu mang tính chất phòng thủ trên thị trường chứng khoán. Thường có giao dịch khá trầm lắng và ít khi nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư cũng như từ dòng tiền lớn trên thị trường. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ 4 mạnh mẽ tại khắp các tỉnh thành, cổ phiếu ngành dược bất ngờ dậy sóng với hàng loạt mã tăng mạnh, thậm chí tăng trần liên tiếp. Trong phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, VN-Index trở lại ngưỡng 1.300 điểm với sự phục hồi của nhóm VN30, mid-cap.
Ngoài ra, ở nhóm bluechip, GVR cũng được xem là mã tích cực nhất, chốt phiên tăng 5,4%. POW có thêm gần 5%, PDR, VIC tăng gần 2%, MWG, BVH, PLX vượt tham chiếu hơn 1,5%. Cổ phiếu của nhóm ngân hàng tiếp tục chịu áp lực bán ra. Nhưng xu hướng đã có phần tích cực hơn vào cuối phiên. CTG có thời điểm giảm gần 3% nhưng được kéo về sát tham chiếu khi đóng cửa. Các mã nổi bật như VCB tăng 1%, STB, VPB, BID trở lại sắc xanh vào cuối phiên. Ngược lại HDB lại là mã giảm mạnh nhất khi đóng cửa mất 1,3%.
Cổ phiếu dược âm thầm ‘dậy sóng’ giữa lúc thị trường đỏ lửa
Dòng tiền rút khỏi cổ phiếu ngân hàng – nhóm chiếm tỷ trọng cao nhất trong VN30 – tiếp tục tạo áp lực lên thị trường. VN-Index mở phiên hôm nay (27/8) trong sắc đỏ với tâm lý thận trọng bao trùm. Đà giảm nới rộng vào giữa phiên sáng. Có thời điểm chỉ số của Sàn HoSE mất hơn 15 điểm, khi áp lực bán ra tăng nhanh.
Tuy nhiên, khi nhiều mã bluechip đã giảm 2-3%. Dòng tiền bắt đáy có xu hướng trở lại. Trước giờ nghỉ trưa, VN-Index được kéo lên gần tham chiếu khi các mã ngân hàng trong VN30 phục hồi.
Trong khi nhóm vốn hóa lớn giằng co, dòng tiền chuyển hướng sang nhóm mid-cap và penny. Với điểm nhấn là cổ phiếu dược phẩm và logistics. Hai nhóm này giữ sắc xanh với biên độ tăng cao của những mã chủ chốt.
Diễn biến này giúp VN-Index đóng cửa tăng gần 1% lên 1.313 điểm. VN30-Index, với áp lực của nhóm ngân hàng, có biên độ tăng khiêm tốn hơn, lên 1.418 điểm. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index và UPCOM-Index cũng vượt trên tham chiếu vào cuối phiên.
Sắc xanh chiếm ưu thế vào cuối phiên với 260 mã tăng trên HoSE, so với 115 mã giảm. Riêng nhóm VN30, 21/30 mã vốn hóa lớn tăng giá.
Dòng tiền đầu cơ đẩy cổ phiếu dược tăng phi mã
Dòng tiền rời khỏi nhóm VN30 đã tìm đến các cổ phiếu mid-cap và penny. Điểm nhấn trong phiên hôm nay là cổ phiếu dược và logistics.
Dòng tiền đầu cơ ở nhóm dược được thể hiện khá rõ. Khi mà những cổ phiếu không liên quan tới câu chuyện vaccine và không có nhiều thông tin hỗ trợ mang tính đột biến trong nhóm dược như Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC), Dược Bến Tre (DBT), Imexpharm (IMP) chốt phiên tăng kịch biên độ. Các mã dược phẩm, thiết bị y tế khác đều tăng 6-10%.
Thậm chí, nhiều cổ phiếu tăng mạnh lại có kết quả kinh doanh không thực sự khả quan trong nửa đầu năm như trường hợp Ladophar (LDP) lỗ 11 tỷ đồng hay Dược Hà Tây (DHT) báo lãi sụt giảm 20%
Thanh khoản thị trường tăng trở lại, đạt hơn 21.400 tỷ đồng trên HoSE, nhưng tỷ trọng của nhóm VN30 giảm xuống, giao dịch chưa tới 10.000 tỷ. Khối ngoại trở lại bán ròng với quy mô hơn 300 tỷ đồng. Không những vậy, biên lợi nhuận ngành dược trong nửa cuối năm có thể sẽ giảm do giá hoạt chất đầu vào (API) đang tăng do chi phí logistic gia tăng cũng như các biện pháp kiểm soát môi trường tại Trung Quốc.
Cổ phiếu tiềm năng lớn trong dài hạn
Trong trung và dài hạn, dược phẩm vẫn được đánh giá là nhóm cổ phiếu an toàn cho nhà đầu tư với nhiều dư địa tăng trưởng. Theo CTCK Phú Hưng (PHS), năm 2020, chi tiêu thuốc bình quân Việt Nam vào khoảng 50 USD/người, thấp hơn Trung Quốc là 130 USD/người, cho thấy chi tiêu dược phẩm Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng trong tương lai.
Thị trường dược phẩm của Việt Nam hiện có quy mô khoảng 7,4 tỷ USD với 22.000 loại thuốc. Theo dự báo của Fitch Solution, thì tăng trưởng ngành dược Việt Nam năm 2021 sẽ đạt 8,7%.
Bên cạnh đó, PHS cho rằng nhờ các Hiệp định thương mại, nhiều hàng rào bị dỡ bỏ, doanh nghiệp dược nước ngoài có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, sản xuất và phân phối tại thị trường Việt Nam. Thuốc ngoài sẽ có ưu thế lớn nếu sản xuất trực tiếp tại thị trường Việt Nam. Khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ và thời gian bảo hộ sản phẩm thuốc độc quyền tăng lên. Điều này sẽ tạo một làn sóng M&A mạnh mẽ hơn với ngành Dược trong thời gian tới.
Xem thêm nhiều nhận định cổ phiếu khác tại đây