.Đặc thù của thị trường chứng khoán đó là thị trường của đám đông, nhưng có một nghịch lý ở trên thị trường này là đám đông thường không bao giờ chiến thắng… Ngay cả những nhà đầu tư dạn dày kinh nghiệm đôi khi cũng luống cuống trước những tình huống môi trường kinh tế và chính trị nhất định. Đó là lý do cần phải có những bước rõ ràng để quản trị tài khoản đặc biệt trong thời điểm thị trường bán tháo.
Dù danh mục đầu tư của bạn bị “đỏ quạch” hay nhận thấy rằng thị trường sắp lao dốc mạnh, bạn không cần quá hoảng hốt. Dưới đây là những chiến lược bạn có thể sử dụng để giữ bình tĩnh cũng như đưa ra quyết định tốt nhất trong đợt bán tháo, hy vọng những chiến lược mà chúng tôi mang tới này sẽ hữu ích với bạn.
Chỉ đầu tư vào cổ phiếu mà bạn hiểu rõ
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng hiểu rõ doanh nghiệp bạn sở hữu có thể tạo ra tác dụng thần kỳ cho tâm trí của bạn trong đợt bán tháo. Bất cứ ai cũng có thể gặp may với một mã chứng khoán trong ngắn hạn. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nửa giá trị khoản đầu tư bốc hơi trong giai đoạn suy giảm?
Cám dỗ của việc bán ra cổ phiếu sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhiều. Nếu bạn không hiểu hoạt động kinh doanh hay vì sao cổ phiếu đó lại giá trị. Nếu bán tháo xảy ra trên diện rộng, khả năng lớn là cổ phiếu của doanh nghiệp tốt cũng đi xuống.
Điều này không có nghĩa là bạn nên khoanh tay đứng nhìn khi cổ phiếu tuột dốc. Nếu giá cổ phiếu giảm mạnh hơn đáng kể so với mặt thị trường chung, bạn nên phân tích sâu hơn.
Duy trì tầm nhìn dài hạn
Duy trì cái nhìn dài hạn là bài học bất hủ có thể giúp nhà đầu tư ứng phó với những sự kiện ngẫu nhiên trong ngắn hạn. Sau cú sốc của đợt bán tháo COVID-19 đầu năm ngoái. Cổ phiếu của nhiều công ty xuất sắc đã lao dốc do những thách thức ngắn hạn và trung hạn. Disney là ví dụ điển hình của cổ phiếu tốt rơi xuống đáy thấp nhất trong nhiều năm. Sau đó lại lên đỉnh cao nhất mọi thời đại ngay trong năm 2020.
Ngoài giá trị gia tăng từ Disney+, nhà đầu tư nhận ra rằng dù doanh thu từ công viên giải trí và rạp chiếu phim của Disney lao dốc không phanh. Điều đó không phải do sai lầm của công ty mà là đại dịch.
Hiện tượng tương tự cũng đang xảy ra ngay bây giờ. Khi nhiều công ty tìm cách xoay xở giữa các vấn đề về chuỗi cung ứng và lạm phát. Nhìn chung, những thách thức trong ngắn hạn này sẽ không làm thay đổi thành tích của doanh nghiệp trong dài hạn.
Khoan bắt đáy khi thị trường bán tháo
Mặc dù tâm lý lúc đó của đa số nhà đầu tư là sợ hãi, hoảng loạn khi nhìn thấy giá cổ phiếu mình nắm giữ giảm mạnh và tài sản của mình đang bị bốc hơi, nhưng khi thấy giá cổ phiếu giảm sâu, giảm sàn lòng tham cũng trỗi dậy không kém.
Ý nghĩ về việc bắt đáy sẽ xuất hiện bởi bình thường các cổ phiếu giao dịch chỉ tăng giảm trong biên độ hẹp. Một lý do nữa là khi đã có sẵn cổ phiếu có thể sẽ bán lại ngay nếu chênh giá. Điều này nhiều người nghĩ rằng đây là một cơ hội có hời. Nhưng hãy từ bỏ ngay suy nghĩ về việc bắt đáy.
Việc bắt đáy đối với những người đang nắm giữ cổ phiếu trong thị trường xấu. Đây là một hành động có thể khiến tình trạng tài khoản trở nên nghiêm trọng hơn. Bây giờ những người bắt đáy sẽ chịu áp lực lớn nếu thị trường tiếp tục điều chỉnh. Việc mua thêm vào cổ phiếu yếu thường sẽ khiến tài khoản lỗ nặng hơn và đến một lúc nào đó có thể sẽ bị mất kiểm soát (do lỗ quá nhiều hoặc rơi vào diện bị giải chấp).
Phần không nhỏ sẽ chuyển qua nắm giữ dài hạn. Vấn đề là khả năng chịu nhiệt của những người này. Nắm giữ dài hạn là liều thuốc giảm đau thường được dùng nhất nhưng lại hiếm khi được tuân thủ thực sự.
Không nên dùng margin
Mua cổ phiếu hay giao dịch quyền chọn bằng khoản vay từ công ty chứng khoán là một dạng đòn bẩy. Và đòn bẩy có thể khuếch đại lãi hoặc lỗ. Các công ty chứng khoán sẽ cho khách hàng vay margin với lãi suất và quy mô khác nhau dựa trên một loạt yếu tố như kinh nghiệm đầu tư, quy mô vị thế, ….
Nhưng dù giá trị cho vay margin hay lãi suất là bao nhiêu. Sử dụng margin là một trong những hành động tồi tệ nhất của nhà đầu tư trong đợt bán tháo. Khi giá chứng khoán cắm đầu lao dốc trong một tài khoản được tài trợ bằng tiền mặt.
Nhà đầu tư dài hạn có thể thấy được an ủi khi biết rằng họ sở hữu cổ phiếu của những công ty thực. Margin không hoạt động như vậy vì nhà đầu tư không thực sự sở hữu cổ phiếu. Mà là vay tiền để mua cổ phiếu hay giao dịch quyền chọn.
Khi giá chứng khoán rớt xuống một mức nhất định, công ty chứng khoán có thể call margin. Lúc này nhà đầu tư có hai lựa chọn: bán chứng khoán hay nộp thêm tiền vào tài khoản.
Không may là khi call margin xảy ra, nhiều nhà đầu tư buộc phải bán giải chấp. Trong lúc thị trường đi xuống vì họ không có tiền mặt để nộp thêm. Giống như một công ty có quá nhiều nợ. Việc dựa dẫm quá nhiều vào các khoản vay margin là dấu hiệu của sự mất an toàn tài chính.
Giữ bình tĩnh khi thị trường bán tháo
Cả bốn chiến lược trên đều có điểm chung là giúp cho nhà đầu tư bình tĩnh tư duy. Việc giữ cho đầu óc tỉnh táo và tinh thần nhạy bén. Trong khi tài sản giảm mạnh không phải là điều dễ dàng. Đầu tư vào chứng khoán mà bạn hiểu, duy trì cái nhìn dài hạn. Tránh vay margin là ba công cụ bạn có thể sử dụng. Để giữ sự tập trung trong giai đoạn hỗn loạn.